Vốn đầu tư công dự kiến phân bổ năm 2022

Diendandoanhnghiep.vn Theo Báo cáo của Chính phủ, nhu cầu vốn đầu tư công năm 2022 là 611.367 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương (NSTW) là 304.504 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương (NSĐP) là 306.863 tỷ đồng.

gfg

Chính phủ đặt mục tiêu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân trên 90% trong năm 2022. 

Số vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) dự kiến cân đối được trong năm 2022 là 526.106 tỷ đồng (tăng 10,2% so với kế hoạch năm 2021).

Trong đó, vốn NSTW là 222.000 tỷ đồng (phân bổ cho các dự án trong nước là 187.200 tỷ đồng, phân bổ cho các dự án sử dụng vốn nước ngoài theo các hiệp định đã ký kết là 34.800 tỷ đồng), bằng với kế hoạch năm 2021; vốn NSĐP 304.106 tỷ đồng, tăng 19,1% so với kế hoạch năm 2021.

Trong số 526.106 tỷ đồng vốn đầu từ nguồn ngân sách tư dự kiến cân đối được trong năm 2022, 110.566 tỷ đồng phân bổ cho các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và 407.539 phân bổ theo các địa phương.

Báo cáo của Chính phủ cho thấy, với các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, Bộ GTVT dẫn đầu với 50.327 tỷ đồng; Bộ Quốc phòng (12.100 tỷ đồng); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (6.438 tỷ đồng); Bộ Công an (6.000 tỷ); Ngân hàng Phát triển Việt Nam (5.868 tỷ đồng); Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (3.825 tỷ đồng) và Ngân hàng Chính sách xã hội (3.802 tỷ đồng),…

Tại các địa phương, miền núi phía Bắc, tổng số ngân sách trung ương và địa phương được phân bổ dự kiến khoảng 48.419 tỷ đồng, Đồng bằng Sông Hồng (116.012 tỷ đồng); Bắc Trung bộ và Duyên hải miến Trung (77.276 tỷ đồng); Tây Nguyên (16.944 tỷ đồng); Đồng Nam Bộ (90.002 tỷ đồng); ĐBSCL (58.954 tỷ đồng).

Trong đó, TP.HCM và Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn dự kiến phân bổ năm 2022 lần lượt là 54.268 tỷ đồng và 51.583 tỷ đồng. Tiếp theo là thành phố Hải Phòng (12.720 tỷ đồng); Quảng Ninh 11.222 tỷ đồng; Thanh Hóa 10.630 tỷ đồng. Các địa phương khác có mức đầu tư vốn ngân sách được phân bổ theo kế hoạch cao khác như Nghệ An (9.389 tỷ đồng); Đồng Nai (8.373 tỷ đồng); Bình Dương 8.779(tỷ đồng); thành phố Cần Thơ (8.035 tỷ đồng),…

Các địa phương có mức phân bổ vốn thấp bao gồm: Lai Châu (1.963 tỷ đông); Điện Biên (2.079 tỷ đồng); Kon Tum (2.232 tỷ đồng); Đắk Nông (2.487 tỷ đồng); Ninh Thuận (2.465 tỷ đồng) và Bắc Kạn (2.610 tỷ đồng).

Chính phủ đặt mục tiêu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân trên 90% trong năm 2022. 

ĐB Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cho rằng, đầu tư công là động lực để thúc đẩy, là vốn mồi để thu hút đầu tư xã hội, nhất là đầu tư cho hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng y tế đang khao khát các dự án. Riêng tại TPHCM, 1 đồng vốn đầu tư công của TPHCM thu hút 10 đồng vốn đầu tư xã hội. Cho nên rất cần giải quyết bài toán đầu tư công mới có thể thu hút vốn đầu tư xã hội.

Cũng theo ĐB Trần Hoàng Ngân, hiện nay doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn với mặt bằng lãi suất cho vay 6-8%, thậm chí 9%. Với lãi suất này, doanh nghiệp rất khó khăn để hồi phục. ĐB Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ dành nguồn lực đủ lớn, khoảng 20.000-40.000 tỷ đồng, để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp.

ĐB Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP cho rằng đầu tư công trong khôi phục kinh tế là một trong những giải pháp quan trọng. Theo cách tính lâu nay là một đồng đầu tư công kéo theo 5 đồng đầu tư xã hội. Tuy nhiên, đầu tư công lại hạn chế gây khó khăn cho đầu tư xã hội. Do đó, đầu tư công phải có vai trò dẫn dắt đầu tư xã hội. Nhưng không thể nới lỏng đầu tư công mà nên chọn các mũi đầu tư đột phá, là thuận lợi để phục hồi phát triển kinh tế. Đồng thời, không nên làm ào ạt, phong trào phải có luận chứng, xác định trách nhiệm, có lộ trình, mục tiêu để đầu tư công hiệu quả.

Nêu ý kiến tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính Ngân sách (Quốc hội) đánh giá, các Bộ ngành, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư công khá sát với khả năng cân đối của NSNN; tổng vốn đầu tư nguồn NSNN dự kiến tăng 10,2% so với năm 2021, đáp ứng được 86% nhu cầu vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Đây là mức bố trí tích cực trong bối cảnh dự báo thu NSNN sẽ khó khăn.

Do đó, Ủy ban Tài chính Ngân sách, đề nghị Chính phủ có các giải pháp quyết liệt, rà soát kế hoạch vốn sát thực tế, đúng nguyên tắc theo quy định; đồng thời có các chế tài xử lý nghiêm các sai phạm trong công tác lập kế hoạch, phân bổ, giao vốn và giải ngân vốn đầu tư.

Ủy ban Tài chính Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương cam kết, chịu trách nhiệm về khả năng giải ngân hết số vốn kế hoạch này, không ảnh hưởng đến việc huy động vốn của nền kinh tế, tăng gánh nặng nợ NSNN, thất thoát, lãng phí ngay từ khâu lập kế hoạch.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vốn đầu tư công dự kiến phân bổ năm 2022 tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714010064 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714010064 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10