Đề nghị kiên quyết cắt, giảm vốn đầu tư công các dự án giải ngân chậm

Diendandoanhnghiep.vn Ủy ban tài chính ngân sách Quốc hội đề nghị Chính phủ kiên quyết thực hiện việc cắt, giảm vốn các dự án giải ngân chậm, điều chuyển cho các dự án có khả năng giải ngân trong những tháng cuối năm.

day

 Ủy ban tài chính ngân sách Quốc hội đề nghị Chính phủ kiên quyết thực hiện việc cắt, giảm vốn các dự án giải ngân chậm, điều chuyển cho các dự án có khả năng giải ngân trong những tháng cuối năm theo tinh thần Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ. 

Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021 và dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho thấy, tổng số vốn chi đầu tư phát triển năm 2021 được Quốc hội quyết định là 477.300 tỷ đồng và đã được Thủ tướng Chính phủ giao một lần cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giao là 461.300 tỷ đồng, đạt 96,6% kế hoạch.

Đến hết tháng 9/2021, các bộ, cơ quan trung ương đã phân bổ, giao chi tiết cho các dự án là 434.226,088 tỷ đồng, đạt 93,9% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao; số vốn còn lại chưa giao chi tiết là 8.797 tỷ đồng, bằng 4,3% kế hoạch.

Tỷ lệ giải ngân 9 tháng đầu năm 2021 dự kiến đạt 47,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (461.300 tỷ đồng) trong đó vốn trong nước đạt 51,71% (cùng kỳ năm 2020 là 60,88%), vốn nước ngoài đạt 12,69% (cùng kỳ năm 2020 đạt 21,65%).

Có 04 Bộ, cơ quan trung ương và 11 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 60% bao gồm: Ngân hàng phát triển Việt Nam (100%), Thái Bình (79,72%), Thanh Hóa (77,66%), Hà Nam (72,9%), Văn phòng Quốc hội (71,44%), Nam Định (70,41%), Tiền Giang (67,96%), Ngân hàng Chính sách xã hội (67,31%), Hà Tĩnh (66,88%), Hưng Yên (65,5%), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (63,71%), Hải Dương (61,91%), Long An (61,11%), Lâm Đồng (60,61%) và Thái Nguyên (60,02%).

36/50 Bộ, cơ quan trung ương và 20/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 40%, trong đó có 20 Bộ và 02 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% (trong đó, 03 cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn).

Ước giải ngân năm 2021 đạt 76% kế hoạch Quốc hội quyết định, không hoàn thành mục tiêu đặt ra (giải ngân 95%), trong đó vốn NSTW năm 2021 chỉ đạt khoảng 65,1% kế hoạch.

Lý giải về nguyên nhân tiến độ phân bổ, giao kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Trong đó nguyên nhân lớn nhất là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều biến thể mới với tốc độ lây lan nhanh ở nhiều tỉnh, thành phố. Điều này khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài để phòng, chống dịch bệnh, làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư công nói riêng.

So với các dự án sử dụng vốn trong nước, các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài còn chịu tác động nặng nề hơn do hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, thống nhất với nhà tài trợ đối với từng hoạt động và kế hoạch của dự án,...

Về các giải pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công trong những tháng còn lại của năm 2021, tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban tài chính ngân sách Quốc hội đề nghị Chính phủ kiên quyết thực hiện việc cắt, giảm vốn các dự án giải ngân chậm, điều chuyển cho các dự án có khả năng giải ngân trong những tháng cuối năm theo tinh thần Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ. Thực hiện ngay việc cắt giảm vốn các dự án giải ngân dưới 60% (không đợi đề xuất cắt giảm của Bộ, ngành, địa phương), ưu tiên điều chuyển vốn cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ; bên cạnh đó, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn cần bảo đảm tính hợp lý, khả thi, không gây sức ép giải ngân bằng mọi giá, dẫn đến không bảo đảm chất lượng dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư.

Đối với những dự án tiến độ giải ngân thấp, khẩn trương điều chuyển vốn sang các dự án có khả năng giải ngân tốt nhưng thiếu vốn; đồng thời có chế tài với người đứng đầu trong việc giải ngân chậm.

Công điện ngày 25/10 Phó thủ tướng Lê Minh Khái gửi các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương một lần nữa đề cập giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm cuối năm.

Chính phủ coi vốn đầu tư công là động lực dẫn dắt, kích hoạt đầu tư xã hội, khơi thông nguồn lực phòng, chống Covid-19 và khôi phục kinh tế. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, xử lý ngay vướng mắc để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong hơn hai tháng cuối năm. Cùng với giải ngân vốn công, chất lượng công trình cũng phải được đảm bảo, đi kèm với chống tiêu cực, lãng phí.

Ước đến hết tháng 10, giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt gần 56% kế hoạch 2021 Thủ tướng giao, thấp hơn khoảng 11% so với cùng kỳ 2020. So với kế hoạch Thủ tướng giao vốn hồi đầu năm là 461.300 tỷ đồng thì vẫn còn trên 200.000 tỷ đồng chưa giải ngân. Với tỷ lệ vốn công cần giải ngân trong những tháng còn lại năm 2021 khoảng 44%, Chính phủ cho rằng là thách rất lớn, đòi hỏi nỗ lực, quyết tâm rất cao mới làm được.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đề nghị kiên quyết cắt, giảm vốn đầu tư công các dự án giải ngân chậm tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713248628 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713248628 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10