>> “Hạ nhiệt” giá xăng, dầu: Có thể cân nhắc giảm thuế nhập khẩu

Theo đó, tại cuộc làm việc với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính - Hồ Đức Phớc nhận định, giá xăng, dầu liên tục tăng cao đã ảnh hưởng đến mọi ngành, nghề và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế. Do đó, cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ để bình ổn giá xăng dầu, trong đó tập trung tìm nguồn cung dồi dào nhưng giá rẻ; giảm thuế; ngăn chặn buôn lậu, giảm thẩm lậu xăng dầu.

Có thể xem xét sử dụng nguồn xăng dầu nhập khẩu trong nước để

Có thể xem xét sử dụng nguồn xăng dầu nhập khẩu trong nước để "hạ nhiệt" giá xăng dầu - Ảnh minh họa

Về giảm thuế, Bộ Tài chính cho biết, nếu giá tiếp tục tăng sẽ báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết phù hợp, trước mắt là tiếp tục xin ý kiến giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT).

Theo cơ quan này, để giảm giá xăng, dầu, về cơ bản có thể sử dụng giải pháp điều chỉnh chính sách thuế. Tuy nhiên, đây là giải pháp tình thế chỉ nên áp dụng trong ngắn hạn vì giá xăng, dầu trong nước có tính biến động và phụ thuộc chủ yếu vào giá xăng dầu thế giới. Do đó, để giảm giá xăng, dầu thì phải bảo đảm chủ động, ổn định nguồn cung từ khai thác, sản xuất trong nước.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, việc giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu không phân biệt đối tượng áp dụng sẽ hỗ trợ nền kinh tế và người dân, giảm chi phí gián tiếp từ các sản phẩm tiêu dùng khác. Các ngành sản xuất cũng như các doanh nghiệp có sử dụng đầu vào là xăng, dầu như vận tải, hàng không sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Xoay quanh vấn đề này, như đã thông tin, không ít chuyên gia đã cho rằng, trong cơ cấu giá bán lẻ xăng, dầu, thuế chiếm khoảng 38 - 42%. Do đó, trước sức ép giá xăng, dầu thế giới tăng cao, không có cách nào khác ngoài việc giảm thuế để hạ nhiệt giá xăng dầu trong nước.

Và theo các chuyên gia, mức giảm 700 - 1.000 đồng/lít (kg) có tác dụng, nhưng không đáng kể. Do đó, khi đã giảm kịch khung thuế BVMT mà giá thế giới vẫn tiếp tục tăng thì nên xem xét giảm các loại thuế khác. Giảm thuế là sự đánh đổi giữa nguồn thu ngân sách Nhà nước để góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội.

>> “Hạ nhiệt” giá xăng, dầu: Cần chấp nhận hụt thu ngân sách trong ngắn hạn

Biến động giá xăng, dầu đang đến những ảnh hưởng nhất định cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Biến động giá xăng, dầu đang đến những ảnh hưởng nhất định cho đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp - Ảnh minh họa

Thực tế, biến động giá xăng, dầu ngoài đã và đang tác động tới nhiều lĩnh vực như: vận tải, khai thác thủy sản, xây dựng,... không chỉ có vậy, việc giá xăng, dầu “tăng nóng” thời gian qua cũng đem đến những ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh, buôn bán.

Và theo một số khảo sát mới đây tại nhiều chợ truyền thống của Hà Nội, nhiều mặt hàng thiết yếu như giá trứng gia cầm trong chương trình bình ổn bán ra ở mức 32.000 đồng/chục trứng gà ta, 35.000 đồng/chục trứng vịt, tăng 3.000 - 4.000 đồng so với trước đó; thịt gà ở mức 150.000 đồng/kg, tăng 50% so với đầu năm; giá dầu ăn đang ở mức 45.000 - 80.000 đồng/ lít, tăng 10.000 - 15.000 đồng so với năm ngoái;...

Trước thực trạng đã nêu, để kìm đà tăng của giá xăng, dầu đã và đang gây tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống dân sinh, nhiều ý kiến cho rằng, cần xem xét lại việc sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu sao cho phù hợp, linh hoạt và đảm bảo tính hiệu quả. Bên cạnh đó, nhà điều hành nên trích lập Quỹ Bình ổn xăng dầu ở mức độ vừa phải; ưu tiên chi sử dụng, để chương trình phục hồi và phát triển kinh tế được hiệu quả, đồng thời góp phần hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, trước mắt, để hạn chế đà tăng của giá xăng dầu, bên cạnh giảm thuế BVMT có thể xem xét giảm các khoản thuế khác. Nếu ngân sách chịu giảm thu để hạ nhiệt giá xăng dầu thì có thể giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh tích cực, từ đó góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước từ các khoản khác.

Theo ông Ánh, cần xem xét số thu ngân sách Nhà nước từ nhập khẩu xăng, dầu, số thu ngân sách từ sản xuất, phân phối xăng dầu sản xuất trong nước. Tức là, xem xét cả lợi ích và thiệt thòi từ xăng dầu sản xuất trong nước đối với nguồn thu ngân sách Nhà nước chứ không chỉ xem xét từ khía cạnh xăng dầu nhập khẩu.

“Với 30% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước đến từ nguồn nhập khẩu, 70% còn lại được sản xuất trong nước, cần xem xét việc có thể sử dụng nguồn xăng dầu nhập khẩu trong nước để góp phần bình ổn giá mặt hàng này”, TS Vũ Đình Ánh đề xuất.

Liên quan đến vấn đề giá xăng, dầu, vừa qua Phó thủ tướng Chính phủ - Lê Minh Khái đã yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng phương án điều hành giá xăng, dầu trong nước phù hợp, sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn để hạn chế mức tăng giá.

Cụ thể, Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá do Phó thủ tướng Chính phủ - Lê Minh Khái chủ trì vừa qua. Trong đó, Phó thủ tướng dự báo, áp lực lạm phát có xu hướng tang, các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, vận tải… biến động mạnh, đặt ra nhiều thách thức trong điều hành giá từ nay tới cuối năm.

Với xăng dầu – một mặt hàng tác động tới mặt bằng giá nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác, các đợt tăng giá từ đầu năm tới nay khiến giá bán lẻ xăng RON95-III trong nước tiến sát 33.000 mức đồng một lít, xăng E5 RON92 vượt mức 31.000 đồng một lít.

Vì vậy, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ động điều hành, đánh giá khả năng cung cấp từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu, để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn.

Với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Phó thủ tướng cũng yêu cầu cơ quan này chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sớm có báo cáo về kế hoạch cung ứng xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, chuyển Bộ Công Thương làm căn cứ xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung quí III và cuối năm 2022.