Bảo tàng Hoa Cương là công trình bảo tồn văn hóa ngoài công lập đầu tiên tại Hà Tĩnh do Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương xây dựng. Ông Cương, sinh ra ở xã An Lộc (nay là xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), là giảng viên ngành Ngữ văn của Trường Đại học Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Bảo tàng Hoa Cương là công trình bảo tồn văn hóa ngoài công lập đầu tiên tại Hà Tĩnh do Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương xây dựng. Ông Cương, sinh ra ở xã An Lộc (nay là xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh), là giảng viên ngành Ngữ văn của Trường Đại học Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trong những năm sinh sống và giảng dạy, ông luôn đau đáu về việc lưu giữ những bảo vật truyền thống cho muôn đời sau ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Trong những năm sinh sống và giảng dạy, ông luôn đau đáu về việc lưu giữ những bảo vật truyền thống cho thế hệ sau ngay trên mảnh đất quê hương

Năm 2004, ông đầu tư xây dựng nhà khuyến học tư nhân Hoa Cương tại xã Bình An, huyện Lộc Hà. Ngôi nhà tọa lạc trên diện tích 500m2 và trang bị gần 2 vạn đầu sách các loại.

Năm 2004, ông đầu tư xây dựng nhà khuyến học tư nhân Hoa Cương tại xã Bình An, huyện Lộc Hà. Ngôi nhà tọa lạc trên diện tích 500m2 và trang bị gần 2 vạn đầu sách các loại.

Năm 2017, ông Cương bắt đầu xây dựng Bảo tàng Hoa Cương tại xã Bình An. Đến tháng 7/2020 hoàn thành giai đoạn 1 và được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép hoạt động. Bảo tàng tọa lạc trên 2 khu đất liền kề, với diện tích 1.500m², nằm sát quốc lộ 281.

Năm 2017, ông Cương bắt đầu xây dựng Bảo tàng Hoa Cương tại xã Bình An. Đến tháng 7/2020 hoàn thành giai đoạn 1 và được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép hoạt động. Bảo tàng tọa lạc trên 2 khu đất liền kề, với diện tích 1.500m², nằm sát quốc lộ 281.

Hiện, bảo tàng đã trưng bày 4.000 hiện vật, cổ vật quý hiếm và 3.700 đầu sách, tài liệu, bút tích, hình ảnh các loại phản ánh khá đa diện về đời sống, văn hóa truyền thống của người Việt.

Hiện, bảo tàng đã trưng bày 4.000 hiện vật, cổ vật quý hiếm và 3.700 đầu sách, tài liệu, bút tích, hình ảnh các loại phản ánh khá đa diện về đời sống, văn hóa truyền thống của người Việt.

Đặc biệt, trong bảo tàng lưu giữ nhiều kỷ vật quý hiếm như: khối mộc hóa thạch 300 triệu năm, bộ dụng cụ bằng đá thời tiền sử có niên đại trên 4.000 năm cùng hàng ngàn hiện vật cổ xưa có từ thời Lý - Trần - Lê, thời nhà Nguyễn, thời chiến tranh và bao cấp sau này...

Đặc biệt, trong bảo tàng lưu giữ nhiều kỷ vật quý hiếm như: khối mộc hóa thạch 300 triệu năm, bộ dụng cụ bằng đá thời tiền sử có niên đại trên 4.000 năm cùng hàng ngàn hiện vật cổ xưa có từ thời Lý - Trần - Lê, thời nhà Nguyễn, thời chiến tranh và bao cấp sau này...

Đá hóa thạch có niên đại hơn 300 tuổi

Đá hóa thạch có niên đại hơn 300 tuổi

“Để có được những cổ vật này, tôi đã dành tâm huyết hơn 50 năm đi tìm trên khắp mọi miền đất nước. Những cổ vật này có niên đại hàng trăm triệu năm gắn với đời sống của người Việt nên hao tốn rất nhiều công sức và tiền bạc.”, thầy giáo Cương chia sẻ.

“Để có được những cổ vật này, tôi đã dành tâm huyết hơn 50 năm đi tìm trên khắp mọi miền đất nước. Những cổ vật này có niên đại hàng trăm triệu năm gắn với đời sống của người Việt nên hao tốn rất nhiều công sức và tiền bạc”, thầy giáo Cương chia sẻ.

Các hiện vật nông nghiệp, nông thôn gắn chặt với nền nông nghiệp lúa nước của người Việt xưa.

Các hiện vật nông nghiệp, nông thôn gắn chặt với nền nông nghiệp lúa nước của người Việt xưa.

Hũ tiền cổ được người dân xã Bình An tìm thấy trên mảnh đất quê hương.

Hũ tiền cổ được người dân xã Bình An tìm thấy trên mảnh đất quê hương.

Bộ sưu tập tiền cổ qua nhiều niên đại.

Bộ sưu tập tiền cổ qua nhiều niên đại.

Miếng lót giếng thời Lê (Năm Quang Thuận thứ 10-1469) được nhiều người hỏi mua nhưng ông đều từ chối.

Miếng lót giếng thời Lê (Năm Quang Thuận thứ 10-1469) được nhiều người hỏi mua nhưng ông đều từ chối.

Các hiện vật được trưng bày theo từng chủ đề từ thời nhà Nguyễn đến nay. Việc trưng bày có sự tham vấn của các nhà sử học, nghiên cứu văn hóa trong nước và được số nhóa bởi các cán bộ của Bảo tàng Hà Tĩnh.

Các hiện vật được trưng bày theo từng chủ đề từ thời nhà Nguyễn đến nay. Việc trưng bày có sự tham vấn của các nhà sử học, nghiên cứu văn hóa trong nước và được số nhóa bởi các cán bộ của Bảo tàng Hà Tĩnh.

Hiện vật được phân loại, sắp xếp hệ thống theo 13 chủ đề, gồm: nông - ngư cụ truyền thống, nghề thủ công truyền thống, đồ dùng sinh hoạt truyền thống, tiền cổ Việt Nam và nước ngoài, hiện vật chống Mỹ và chống Pháp, hiện vật thời bao cấp, các loại xe đạp và xe máy cổ, nhạc cụ truyền thống. Bên cạnh đó còn có sách, tài liệu, hình ảnh, chum, ché, hũ, vại sành cổ, cối đá, trục đá, kệ đá cổ và hiện vật biển đảo Việt Nam.

Hiện vật được phân loại, sắp xếp hệ thống theo 13 chủ đề, gồm: nông - ngư cụ truyền thống, nghề thủ công truyền thống, đồ dùng sinh hoạt truyền thống, tiền cổ Việt Nam và nước ngoài, hiện vật chống Mỹ và chống Pháp, hiện vật thời bao cấp, các loại xe đạp và xe máy cổ, nhạc cụ truyền thống. Bên cạnh đó còn có sách, tài liệu, hình ảnh, chum, ché, hũ, vại sành cổ, cối đá, trục đá, kệ đá cổ...

Ngoài ra, ông Cương còn dành một không gian riêng ngoài trời để trưng bày chuyên đề biển đảo Việt Nam.

Ngoài ra, ông Cương còn dành một không gian riêng ngoài trời để trưng bày chuyên đề biển đảo Việt Nam.

Trong đó có 2 mô hình biểu tượng Hoàng Sa và Trường Sa được dựng trên các bệ đá nguyên khối nặng hàng trăm tấn cùng nhiều hiện vật ngư nghiệp truyền thống được sưu tầm từ Thái Bình đến Quảng Bình.

Trong đó có 2 mô hình biểu tượng Hoàng Sa và Trường Sa được dựng trên các bệ đá nguyên khối nặng hàng trăm tấn cùng nhiều hiện vật ngư nghiệp truyền thống được sưu tầm từ Thái Bình đến Quảng Bình.

Hơn 300 chụm, vại cổ và cối đá được đánh giá là bộ sưu tập lớn nhất hiện nay.

Hơn 300 chụm, vại cổ và cối đá được đánh giá là bộ sưu tập lớn nhất hiện nay.

“Tôi luôn tâm niệm việc xây dựng Bảo tàng trên quê hương mình để vừa lưu giữ những truyền thống của người Việt, vừa giáo dục thế hệ sau nhớ đến cội nguồn thông qua trực quan hiện vật. Từ khi đi vào hoạt động, bảo tàng đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan, thưởng lãm, đặc biệt là các em học sinh trong và noài tỉnh rất thích thú khi được trực tiếp xem và nghe về những cổ vật”, ông Cương chia sẻ.

“Tôi luôn tâm niệm việc xây dựng Bảo tàng trên quê hương mình để vừa lưu giữ những truyền thống của người Việt, vừa giáo dục thế hệ sau nhớ đến cội nguồn thông qua trực quan hiện vật. Từ khi đi vào hoạt động, bảo tàng đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan, thưởng lãm, đặc biệt là các em học sinh trong và noài tỉnh rất thích thú khi được trực tiếp xem và nghe về những cổ vật”, ông Cương chia sẻ.

 
 Tâm Đan