Càng gần đến ngày Tết nguyên đán, làng nghề bánh đa nem xã Thạch Hưng càng trở nên nhộn nhịp. Với tuổi đời gần 10 năm, làng bánh đa nem đã dần khẳng định được thương hiệu, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân vùng này.

Càng gần đến ngày Tết nguyên đán, làng nghề bánh đa nem xã Thạch Hưng càng trở nên nhộn nhịp. Với tuổi đời gần 10 năm, làng bánh đa nem đã dần khẳng định được thương hiệu, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân vùng này.

Cơ sở sản xuất Nam Quỳnh do anh Trần Hậu Nam (thôn Bình, xã Thạch Hưng) được đầu tư máy móc hiện đại nhưng những ngày giáp tết cơ sở này vẫn phải huy động toàn bộ nhân công để phục vụ thị trường Tết. Trung bình mỗi ngày tráng cơ sở Nam Quỳnh sản xuất 2 tạ gạo được khoảng 30.000 - 40.000 bánh. Những ngày tết buộc phải tăng công suất lên 50.000 - 60.000 bánh/ngày.

Cơ sở sản xuất Nam Quỳnh do anh Trần Hậu Nam (thôn Bình, xã Thạch Hưng) được đầu tư máy móc hiện đại nhưng những ngày giáp tết cơ sở này vẫn phải huy động toàn bộ nhân công để phục vụ thị trường Tết. Trung bình mỗi ngày tráng cơ sở Nam Quỳnh sản xuất 2 tạ gạo được khoảng 30.000 - 40.000 bánh. Những ngày tết buộc phải tăng công suất lên 50.000 - 60.000 bánh/ngày.

Anh Nam cho biết: “Những ngày này phải làm cả ngày lẫn đêm mới đủ sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Công việc bắt đầu từ 3 giờ sáng đến tận 5 giờ chiều mới có hàng giao cho thương lái. Bình thường giá bánh giao động từ 16.000 - 18.000 đồng/tệp (khoảng 100 bánh). Tuy nhiên, thời điểm tết giá cao hơn một chút khoảng 20.000 đồng/tệp. Trung bình mỗi ngày cơ sở thu về khoảng 10 triệu đồng”.

Anh Nam cho biết: “Những ngày này phải làm cả ngày lẫn đêm mới đủ sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Công việc bắt đầu từ 3 giờ sáng đến tận 5 giờ chiều mới có hàng giao cho thương lái. Bình thường giá bánh giao động từ 16.000 - 18.000 đồng/tệp (khoảng 100 bánh). Tuy nhiên, thời điểm tết giá cao hơn một chút khoảng 20.000 đồng/tệp. Trung bình mỗi ngày cơ sở thu về khoảng 10 triệu đồng”.

Theo người dân, trước đây, bánh đa nem chủ yếu tráng bằng tay, sau này làng nghề đầu tư máy móc hiện đại để giảm thời gian và tăng sản lượng.

Theo người dân, trước đây, bánh đa nem chủ yếu tráng bằng tay, sau này làng nghề đầu tư máy móc hiện đại để giảm thời gian và tăng sản lượng.

Nguyên liệu chính để làm bánh đa nem là gạo, đường và muối. Để có được bánh ngon người thợ phải biết chọn loại gạo khô, ngâm và vò thật kĩ trước khi tráng bánh. Gạo thường được ngâm khoảng 2 - 3 tiếng, vắt kĩ nước rồi cho vào xay thành bột và thêm ít muối ủ một thời gian trước khi tráng.

Nguyên liệu chính để làm bánh đa nem là gạo, đường và muối. Để có được bánh ngon người thợ phải biết chọn loại gạo khô, ngâm và vò thật kĩ trước khi tráng bánh. Gạo thường được ngâm khoảng 2 - 3 tiếng, vắt kĩ nước rồi cho vào xay thành bột và thêm ít muối ủ một thời gian trước khi tráng.

Để bánh có màu, người dân phải thăng đường lên đến độ cháy nhất định, đổ nước vào hòa tan với bột. Bánh tráng xong được trả trên tấm phên được đan bằng tre và đem đi phơi.

Để bánh có màu, người dân phải thăng đường lên đến độ cháy nhất định, đổ nước vào hòa tan với bột. Bánh tráng xong được trả trên tấm phên được đan bằng tre và đem đi phơi.

Quá trình phơi ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bánh. Nếu gặp thời tiết mưa thì bánh sẽ mốc, còn nếu nắng quá bánh sẽ giòn và vỡ vụn. Vào mùa mưa, các chủ cơ sở thường dùng quạt, máy sấy khoảng 10 - 12 tiếng mới ra thành phẩm.

Quá trình phơi ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bánh. Nếu gặp thời tiết mưa thì bánh sẽ mốc, còn nếu nắng quá bánh sẽ giòn và vỡ vụn. Vào mùa mưa, các chủ cơ sở thường dùng quạt, máy sấy khoảng 10 - 12 tiếng mới ra thành phẩm.

Sở dĩ bánh đa nem ở đây được thị trường đón nhận do chất lượng bánh nổi trội hơn so với nhiều loại bánh sản xuất nơi khác. Bánh duy nhất được làm từ gạo và nước, đường và muối, hoàn toàn không có các phụ gia. Bánh thành phẩm thường mỏng và dai, khi sử dụng làm thức ăn không có vị chua.

Sở dĩ bánh đa nem ở đây được thị trường đón nhận do chất lượng bánh nổi trội hơn so với nhiều loại bánh sản xuất nơi khác. Bánh duy nhất được làm từ gạo và nước, đường và muối, hoàn toàn không có các phụ gia. Bánh thành phẩm thường mỏng và dai, khi sử dụng làm thức ăn không có vị chua.

Những ngày giáp Tết, bánh đa nem Thạch Hưng nhận đơn hàng dồn dập. Đến thời điểm hiện tại có thêm nhiều đơn hàng đặt bánh nhưng nhiều chủ sản xuất không dám nhận thêm vì không sản xuất kịp.

Những ngày giáp Tết, bánh đa nem Thạch Hưng nhận đơn hàng dồn dập. Đến thời điểm hiện tại có thêm nhiều đơn hàng đặt bánh nhưng nhiều chủ sản xuất không dám nhận thêm vì không sản xuất kịp.

“Bánh đa nem được làm quanh năm nhưng thời điểm 2 tháng cuối năm là thời điểm bận rộn nhất ở làng nghề. Để đảm bảo giao hàng đúng số lượng và thời gian, gia đình tôi phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Đơn hàng cũ giờ vẫn còn rất nhiều, trong khi đơn hàng mới thì ngày nào cũng có. Những ngày này, tôi phải thuê thêm 3 - 4 nhân công nhưng vẫn không thể cung cấp đủ sản phẩm cho khách”, chị Nguyễn Thị Hảo (thôn Bình) cho hay.

“Bánh đa nem được làm quanh năm nhưng thời điểm 2 tháng cuối năm là thời điểm bận rộn nhất ở làng nghề. Để đảm bảo giao hàng đúng số lượng và thời gian, gia đình tôi phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Đơn hàng cũ giờ vẫn còn rất nhiều, trong khi đơn hàng mới thì ngày nào cũng có. Những ngày này, tôi phải thuê thêm 3 - 4 nhân công nhưng vẫn không thể cung cấp đủ sản phẩm cho khách”, chị Nguyễn Thị Hảo (thôn Bình) cho hay.

Ông Nguyễn Chính Đàn, Chủ tịch UBND xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Dịp tết này là thời điểm “làm ăn” của các cơ sở sản xuất bánh đa nem Thạch Hưng. 10 năm lại đây, sản xuất bánh đa nem đã đưa lại thu nhập ổn định cho người dân, nhất là dịp tết có thể mang lại nguồn thu hàng triệu đồng cho mỗi gia đình. Toàn xã hiện có khoảng 30 máy tráng với gần 100 hộ sản xuất bánh đa nem. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương rất mong các cơ quan chức năng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu bánh đa nem để tìm kiếm những thị trường lớn hơn”.

Ông Nguyễn Chính Đàn, Chủ tịch UBND xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Dịp tết này là thời điểm “làm ăn” của các cơ sở sản xuất bánh đa nem Thạch Hưng. 10 năm lại đây, sản xuất bánh đa nem đã đưa lại thu nhập ổn định cho người dân, nhất là dịp tết có thể mang lại nguồn thu hàng triệu đồng cho mỗi gia đình. Toàn xã hiện có khoảng 30 máy tráng với gần 100 hộ sản xuất bánh đa nem. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương rất mong các cơ quan chức năng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu bánh đa nem để tìm kiếm những thị trường lớn hơn”.

  Tâm Đan