Tổng thống Joe Biden và các quan chức thảo luận về trần nợ công mới tại Nhà trắng (Ảnh: AFP)

Tổng thống Joe Biden và các quan chức thảo luận về trần nợ công mới tại Nhà Trắng (Ảnh: AFP)

>> "Bí ẩn" đằng sau nguy cơ vỡ nợ của chính phủ Mỹ

Đến cuối cùng, tiền bạc không phải là vấn đề gì đó quá hóc búa với chính phủ Mỹ. Nhưng đó là khi nó bị biến thành động cơ chính trị, đảng phái sa vào cuộc chạy đua, tranh giành quyền lực đang bào mòn tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Đối diện với trần nợ công mới khiến Tổng thống Joe Biden cắt bỏ nhiều chương trình nghị sự quan trọng. Ông dự Thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản rồi mau chóng trở lại Nhà trắng mà không đến Australia và Papua New Guinea như dự kiến, dẫn đến hội nghị cấp cao của nhóm Bộ Tứ ở Sydney với lãnh đạo Nhật Bản, Australia và Ấn Độ cũng bị hủy.

Các đảo quốc Nam Thái Bình Dương là quần thể lãnh thổ có vai trò chiến lược trong cạnh tranh Trung - Mỹ. Bắc Kinh đã ký Hiệp ước an ninh với Solomon và đầu tư trực tiếp rất đáng kể vào kinh tế Papua New Guinea.

Các nhà ngoại giao ở châu Á tin tưởng sự xuất hiện trực tiếp của Tổng thống Joe Biden trong khu vực sẽ gia cố thêm những cam kết an ninh, kinh tế, chính trị. Nhưng lịch trình bị cắt gọn vẫn là đòn giáng mạnh vào uy tín của Mỹ và làm tăng lo ngại rằng những bất đồng chính trị ở Washington sẽ đe dọa khả năng quán xuyến của Mỹ.

Hơn 2 năm kể từ thất bại chóng vánh của hội đàm Alaska, Trung Quốc và Mỹ không xúc tiến bất cứ diễn đàn cấp cao nào và đã 6 tháng trôi qua từ khi ông Tập Cận Bình gặp ông Joe Biden bên lề Thượng đỉnh G20, Bali - Indonesia, Bắc Kinh và Washington “ngó lơ” nhau.

Trung Quốc giải thích rằng lịch trình bận rộn, và thậm chí là vụ khinh khí cầu đã khiến tương tác giữa hai vị lãnh đạo bị trì hoãn. Nhưng trong thời gian này ông Tập đã đến Moscow gặp gỡ Tổng thống Nga, tiếp đón hàng loạt lãnh đạo châu Âu, điện đàm với Tổng thống Ukraine, Zelensky.

Chuyện tiền bạc phương hại đến uy tín tài chính của Mỹ

Chuyện chi tiêu nhiều lần làm phương hại đến uy tín tài chính của Mỹ

>> Điều gì sẽ xảy ra khi chính phủ Mỹ... hết tiền?

Rõ ràng, Trung Quốc đã gạt Mỹ khỏi chương trình nghị sự quan trọng của họ, thay vào đó cường quốc châu Á tập trung cho vấn đề thu xếp đàm phán Nga - Ukraine và củng cố, cũng như mở rộng mạng lưới đối tác khắp nơi.

Với Mỹ, khi vỡ nợ không xảy ra cũng phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng. Còn nhơ hồi tháng 8/2021, viễn cảnh về khả năng vỡ nợ khi đó đã khiến Mỹ bị hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia, làm tổn hại vị thế của Mỹ.

Năm 2011, Standard & Poor's hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ, khiến thị trường chứng khoán lao dốc mạnh. Ngay cả khi tránh khỏi vỡ nợ, Tổng thống Mỹ khi đó phải đánh đổi bằng việc cắt giảm khá nhiều hạng mục cần chi tiêu. Nhưng nước Mỹ hạn chế chi tiêu thì sẽ suy yếu!

“Vũ khí hóa” trần nợ công và màn đấu đá đảng phái gây ra hậu quả ngay cả khi Mỹ không vỡ nợ. Hội đồng Cố vấn kinh tế Nhà Trắng vẫn dự báo rằng, sẽ có khoảng 200 nghìn người bị mất việc làm, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,1 điểm % và GDP trong năm bị suy giảm 0,3 điểm phần trăm.

Nỗi ám ảnh về đồng USD khởi phát trào lưu giảm phụ thuộc vào đồng tiền này, Nhân dân tệ đã thăng tiến vượt bậc vài năm gần đây; thậm chí kế hoạch phát hành đồng tiền chung của BRICS không dấu diếm tham vọng chia đôi dòng chảy tài chính toàn cầu.