Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo số 334 về kết luận của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại cuộc họp khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ.

->>Doanh nghiệp hàng không mong mỏi mở đường bay quốc tế

Theo đó, nhằm khôi phục hoạt động vận tải hành khách quốc tế, thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế, du lịch nói chung, đồng thời tạo điều kiện cho bà con Việt Nam được về quê hương trong bối cảnh Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp đến, việc mở lại các chuyến bay quốc tế theo kế hoạch của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là cần thiết. Tuy nhiên, quá trình mở cửa vẫn phải đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Phó Thủ tướng đồng ý kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao. Thời gian thực hiện là từ 1/1/2022.

Phó Thủ tướng đồng ý kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao. Thời gian thực hiện là từ 1/1/2022.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đồng ý kế hoạch khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao. Thời gian thực hiện là từ 1/1/2022.

Trong bối cảnh Việt Nam có tỷ lệ tiêm vaccine cao, tập trung kiểm soát số ca bệnh nặng và tử vong, ý kiến phát biểu tại cuộc họp của lãnh đạo các bộ đều nhấn mạnh tầm quan trọng và tán thành chủ trương mở lại đường bay quốc tế thường lệ.

Tại cuộc họp, Bộ GTVT đề xuất 2 giai đoạn thí điểm khôi phục các chuyến bay thương mại thường lệ chở khách quốc tế vào Việt Nam. Trong giai đoạn 1 (2 tuần từ thời điểm áp dụng, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15/12), tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc-Đài Loan (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Hoa Kỳ).

Các chuyến bay quốc tế trong thời gian này sẽ về 2 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Tần suất hoạt động 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 14.000 người/tuần).

Giai đoạn 2 (thực hiện trong thời gian 1 tháng, kể từ khi kết thúc giai đoạn 1) dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2022.

Ngoài 9 thị trường nói trên, Bộ đề xuất mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur (Malaysia), Hong Kong (Trung Quốc), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sidney (Australia), Moscow (Nga). Ở giai đoạn này, ngoài Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các cảng hàng không quốc tế đề xuất tiếp nhận gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Vân Đồn.

->>Mở rộng đối tượng được nhập cảnh Việt Nam có mang hộ chiếu vaccine

Tần suất dự kiến tăng lên 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 40.000 người/tuần).

Trong thời gian thực hiện giai đoạn 2 thí điểm khôi phục các đường bay quốc tế, Bộ sẽ tổ chức tổng kết đánh giá để tham mưu việc khôi phục hoạt động khai thác quốc tế thường lệ như trước đây.

Về phía các doanh nghiệp hàng không, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp,Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không VABA - ông Bùi Doãn Nề cho biết: “Khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ là chủ trương đúng khi hộ chiếu vắc-xin đã được thừa nhận và vận hành chạy thử, kinh nghiệm trong nước và quốc tế đã tạo quy trình chặt chẽ, đảm bảo an toàn vận chuyển và ngăn ngừa lây dịch bệnh. Chúng ta đã đẩy nhanh tỷ lệ tiêm vắc xin trên diện rộng và chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt. Việc mở lại bay thương mại  tới một số nước,khôi phục bay quốc tế cũng  là  thực hiện tích cực Nghị quyết 128 NQ-CP của Chính phủ khôi phục hoạt động hàng không và phát triển kinh tế. Nước ta khi đã cam kết sử dụng chung ‘hộ chiếu vaccine đối với nhiều quốc gia kiểm soát dịch tốt, với những địa bàn trọng điểm của hàng không du lịch thì cần đối xử bình đẳng với khách có hộ chiếu vắc-xin bằng cách không yêu cầu cách ly họ. Nhiều nước đã mở bay quốc tế định kỳ, không cách ly khách đã tiêm 2 mũi có kết quả xét nghiệm âm tính.

Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không VABA - ông Bùi Doãn Nề.

Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không (VABA) - ông Bùi Doãn Nề.

Các doanh nghiệp hàng không đang tiến thoái lưỡng nan, suy yếu nguồn thu, có thể dẫn đến phá sản, khiến việc phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch khó khăn. Nhu cầu mở lại các đường bay quốc tế hiện nay là vô cùng cấp thiết, đặc biệt là với các quốc gia đã và đang hoàn thành việc tiêm vaccine phòng chống dịch COVID-19.” – Ông Bùi Doãn Nề nhấn mạnh.

Nêu ý kiến về việc bỏ quy định cách ly trong khi nhiều quốc gia đang xuất hiện biến chủng Omicron, ông Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không (VABA) cho biết: “Việc mở bay mà không cách ly là có sở cứ khoa học, theo kinh nghiệm và thông lệ quốc tế. Hàng không là ngành vận chuyển thuộc loại an toàn nhất trong các loại hình vận tải công cộng. Nhưng với vai trò, trách nhiệm của mình, hàng không Việt Nam sẽ không buông lỏng kiểm soát dịch.

Phát huy công nghệ,dùng kết nối thông tin, khai rõ nơi đi đến và quản lý CCCD, tránh thủ tục thủ công và báo cáo nhiều đầu mối, cản trở, làm lỡ, chậm chuyến dễ gây ùn tắc, tăng nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Như vậy, hàng khách công vụ, hàng không là nhà kinh doanh và khách du lịch mới đi lại thuận lợi.

Xem xét điều chỉnh tăng tần suất chuyến bay phù hợp, ban đầu  kế hoạch bay với mức tối thiểu. Hy vọng thị trường bay quốc tế hồi phục nhanh, nhất là dịp cao điểm cuối năm và tết cổ truyền để Cục Hàng không và Bộ giao thông và các địa phương có cơ sở, tạo thuận lợi  để tăng số chuyến bay, bởi hàng không vẫn là phương tiện vận chuyển an toàn và kiểm soát dịch bệnh tốt nhất.”