Ngành hàng không: Thắt dây an toàn và chuẩn bị cất cánh

Diendandoanhnghiep.vn VNDIRECT kỳ vọng hàng không Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2022 với các kế hoạch nối lại các đường bay và tỷ lệ tiêm chủng cải thiện.

>> Giá vé “trên trời”, đề xuất gỡ giới hạn hàng không nội địa
>> Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay "cứu nguy" doanh nghiệp hàng không

Với những kế hoạch cụ thể trong việc nối lại giao thông hàng không trong nước và quốc tế, cùng với những dấu hiệu tích cực gần đây trong việc kiểm soát đại dịch và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc, VNDIRECT kỳ vọng hàng không trong nước và quốc tế của Việt Nam có thể dần phục hồi từ quý 4/2021 và quý 1/2022.

Sẵn sàng mở cửa lại bầu trời

Với giả định tỷ lệ tiêm phòng 1.000.000 liều/ngày trong thời gian tới khi nguồn cung vắc xin cải thiện, VNDIRECT kỳ vọng 58,5%/80,0% dân số Việt Nam sẽ được tiêm chủng đầy đủ vào quý 4/2021 và quý 1/2022, do đó, mục tiêu đạt được miễn dịch cộng đồng có thể đạt được trong quý 1/2022. Với việc cải thiện tiêm chủng, Chính phủ đặt mục tiêu dần khôi phục lại hoạt động hàng không nội địa trong quý 4/2021 và hoạt động bình thường trở lại vào quý 1/2022.

Với đường bay quốc tế, Chính phủ đã đồng ý phương án thí điểm đón khách du lịch nước ngoài có hộ chiếu vắc xin đến Phú Quốc, Hạ Long, Hội An, Nha Trang. Theo kế hoạch, hàng không quốc tế Việt Nam có thể hoạt động bình thường trở lại kể từ quý 3/2022.

Tăng tốc đầu tư cho cơ sở hạ tầng hàng không kể từ 2022

Bên cạnh dự án bảo dưỡng đường bay của sân bay Tân Sơn Nhất (TIA) và sân bay Nội Bài (NIA) sẽ hoàn thành vào quý 1/2022, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cũng đang chuẩn bị khởi công các dự án mới tại các sân bay quốc tế trọng điểm để mở rộng công suất bao gồm nhà ga T3 TIA và mở rộng T2 NIA, giải quyết tình trạng thiếu công suất tại các sân bay này.

Bên cạnh đó, Cảng hàng không quốc tế Long Thành (LTIA) giai đoạn 1 đang được xây dựng và sẽ là động lực tăng trưởng của ngành hàng không Việt Nam từ năm 2025 trở đi. Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) dự kiến tổng vốn đầu tư tư nhân giai đoạn 2021-2030 là 141.193 tỷ đồng (gấp 5,1 lần vốn tư nhân giai đoạn 2010-2020), sẽ mở ra cơ hội mới cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia sâu vào phân khúc hạ tầng hàng không.

 Dự án T3 Tân Sơn Nhất T3 dự kiến hoàn thành vào Q4/23

Dự án T3 Tân Sơn Nhất T3 dự kiến hoàn thành vào Q4/23

Với cơ sở hạ tầng được nâng cấp để giải phóng nút thắt về thiếu hụt công suất và các sân bay mới sẽ được phát triển cho đến năm 2030, Chính phủ dự kiến tổng lưu lượng hành khách của cả nước sẽ tăng 14,1%/năm giai đoạn 2022-2030.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Rà soát kỹ nội dung của quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc
>> Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Khẳng định vị thế hàng không Việt Nam

Đưa cổ phiếu hàng không vào tầm ngắm

Vượt qua đại dịch chưa từng có trong lịch sử, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề, kéo theo diễn biến giá cổ phiếu ngành hàng không kém khả quan hơn so với chỉ số Vn-index.

Tuy nhiên, nhìn về tương lai khi thế giới cũng như Việt Nam khống chế thành công đại dịch, ngành hàng không được dự báo sẽ có bước nhảy vọt với tổng lưu lượng hành khách ước tính tăng 193%/19% so với cùng kỳ trong 2022-2023, dẫn tới sự phục hồi mạnh mẽ và kết quả kinh doanh tăng trưởng của các công ty hàng không. Do đó, VNDIRECT cho rằng đây là thời điểm tốt để bắt đầu tích lũy cổ phiếu ngành hàng không cho triển vọng đầu tư trung và dài hạn.

Theo VNDIRECT, các lựa chọn hàng đầu sẽ là ACV, VJC, SCS, đây là những đại diện tốt nhất của từng phân khúc với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và động lực tăng giá rõ ràng trong kỷ nguyên hậu COVID.

VNDIRECT cho rằng đây là thời điểm tốt để bắt đầu tích lũy cổ phiếu ngành hàng không cho triển vọng đầu tư trung và dài hạn

VNDIRECT cho rằng đây là thời điểm tốt để bắt đầu tích lũy cổ phiếu ngành hàng không cho triển vọng đầu tư trung và dài hạn

Mặc dù hàng không Việt Nam có nhiều cơ hội phục hồi sau đại dịch, nhưng VNDIRECT vẫn nhận thấy 3 rủi ro lớn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng ngành hàng không:

Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 đã được Chính phủ từng bước kiểm soát. Tuy nhiên, rủi ro tiềm ẩn của một đợt bùng phát khác vẫn tồn tại, có thể dẫn đến lượng hành khách nội địa thấp hơn dự kiến và việc nối lại lưu lượng quốc tế chậm hơn dự kiến, tiềm ẩn rủi ro ngắn hạn cho ngành hàng không.

Hiện tại, giá dầu Brent đã tăng 67% lên khoảng 83 USD/thùng kể từ đầu năm 2021 do kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh mẽ. Giá nhiên liệu cao hơn dự kiến dẫn đến chi phí khai thác của các hãng hàng không cao hơn, điều này có thể làm tăng giá vé và giảm nhu cầu đi máy bay.

Mới đây, Cục HKVN đã trình dự thảo phương án áp giá sàn vé máy bay nội địa từ tháng 11/2021 đến tháng 10/2022. Nếu dự thảo được thông qua, việc áp giá sàn đối với vé máy bay nội địa sẽ triệt tiêu vé rẻ và giảm sức cạnh tranh của mô hình hãng hàng không giá rẻ, trong đó có VJC. Điều này cũng có thể cản trở kế hoạch kích cầu du lịch và hàng không của Chính phủ trong giai đoạn tới, VNDIRECT cho hay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngành hàng không: Thắt dây an toàn và chuẩn bị cất cánh tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714087827 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714087827 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10