Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay "cứu nguy" doanh nghiệp hàng không

THY HẰNG 29/11/2021 00:01

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay tăng từ mức 30% hiện nay lên 50% nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp hàng không, gián tiếp tạo sức bật cho các ngành.

>>>Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay còn 2.100 đồng/lít

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi dự án Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay.

dịch bệnh COVID-19 khiến ngành hàng không phải dừng bay, gây thiệt hại trên 500 tỉ đồng/ngày.

Dịch bệnh COVID-19 khiến doanh nghiệp ngành hàng không phải dừng bay, "bốc hơi" trên 500 tỉ đồng/ngày.

"Cứu nguy" hàng không

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 khiến ngành hàng không phải dừng bay, gây thiệt hại trên 500 tỉ đồng/ngày. Dòng tiền kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hàng không ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Chỉ tính đến giữa năm 2021, khoản nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng bay lớn nhất đã lên tới 36.000 tỷ đồng.

Doanh thu của các hãng liên tục giảm, hiện chỉ còn chưa đến 10% so với trước dịch. Dự báo hết năm 2021, số lỗ có thể lên tới 20.000 tỷ đồng. Từ ngày 10/10 khi thí điểm mở bay chở khách nội địa ở các tuyến bay nội địa đến nay, tỷ lệ sử dụng ghế chỉ đạt từ 30-50%. Nhiều chuyến không có khách, càng bay càng lỗ. Nguyên nhân chủ yếu là do khách bay e ngại bị cách ly và quy định khác nhau tại mỗi địa phương.

Dự kiến số thu thuế thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay giảm khoảng 1.440 tỷ đồng, từ đó, giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 1.585 tỷ đồng, gồm thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng. 

Trước thực tế đó, trong dự thảo Nghị quyết lần này, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thuế bảo vệ môi trường với nhiện liệu bay từ 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022 là 1.500 đồng/lít, giảm 50% so với biểu thuế bảo vệ môi trường tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 ngày 26/9/2018.

Như vậy, mức giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay tăng từ mức 30% hiện nay lên 50% trong dự thảo Nghị quyết lần này.

Dù giảm số thu ngân sách nhưng theo Bộ Tài chính, chính sách này sẽ góp phần giảm chi phí bay, gián tiếp tạo nguồn tài chính cho doanh nghiệp hàng không vận hành hoạt động trong bối cảnh suy yếu về dòng tiền, âm về thanh khoản. Theo ước tính của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu giúp doanh nghiệp giảm 155 tỷ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2020 và dự kiến giảm 164 tỷ đồng trong năm 2021.

  • "Cứu nguy" doanh nghiệp hàng không tới cả năm 2021
  • Kinh nghiệm của một hãng hàng không đi bán hàng online

Đồng thời, Bộ Tài chính đánh giá, chính sách này là phù hợp với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch, gián tiếp tạo sức bật cho những ngành nghề khác như dịch vụ, thương mại, đặc biệt là du lịch.

"Việc giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay xuống còn 1.500 đồng/lít sẽ góp phần gián tiếp khuyến khích phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn khác", Bộ Tài chính khẳng định.

Việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay cũng được cho là không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo vệ môi trường do chính sách chỉ áp dụng trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19 nên Bộ này khẳng định sẽ không làm gia tăng mức tiêu thụ nhiên liệu bay.

Bộ Tài chính đề xuấtp/mức giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay tăng từ mức 30% hiện nay lên 50% trong dự thảo Nghị quyết lần này.

Bộ Tài chính đề xuất mức giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay tăng từ mức 30% hiện nay lên 50%.

Trước đó, để tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không trước tác động của dịch Covid-19, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/07/2020 và Nghị quyết 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020. Theo đó, giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ 1/8/2020 đến hết 31/12/2021, áp dụng mức 2.100 đồng/lít. Tuy nhiên, thời gian qua do thực hiện chính sách giãn cách xã hội nên ngành hàng không phải hạn chế hoạt động, thậm chí có thời điểm gần như “đóng băng”. Do đó, chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ 1/8/2020 đến hết ngày 31/12/2021 chưa thể phát huy hết mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp.

Các nước “mạnh tay”

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường nên chi phí thuế bảo vệ môi trường sẽ được chuyển vào giá thành sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế bảo vệ môi trường.

trong khi đó, nhiên liệu bay là nguyên liệu đầu vào không thể thiếu để vận hành các chuyến bay. Việc giảm giá nhiên liệu bay là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành hàng không, làm giảm chi phí nguyên liệu đầu vào của ngành hàng không.

Thực tế, khi hàng không bị "bủa vây" khó khăn bởi đại dịch, nhiều quốc gia nhanh chóng áp dụng biện pháp nới lỏng chính sách thuế, phí cho ngành hàng không. Tại Hồng Kông, cơ quan quản lý sân bay (AA) đưa ra các gói cứu trợ tổng cộng 4,6 đôla Hồng Kông (HKD), tương đương 593 triệu USD để hỗ trợ các hãng hàng không và dịch vụ hàng không.

Gói cứu trợ mới nhất trị giá 2 tỷ HKD, tương đương 258 triệu USD, bao gồm mua trước khoảng 500.000 vé từ hãng hàng không có trụ sở tại Hồng Kông để bơm thanh khoản. Vé sau đó được bán cho du khách và người dân Hồng Kông khi thị trường phục hồi.  

Trước đó, gói cứu trợ 1 tỷ USD Hong Kong dưới hình thức miễn trừ khoản phí điều hành bay trị giá 670 triệu USD Hong Kong cho năm 2019, 2020 và 330 triệu USD Hong Kong. Miễn trừ hoàn toàn đối với phí đỗ máy bay, giảm 40% phí hạ cánh máy bay chở khách trong 4 tháng.

Chính phủ liên bang Úc mạnh tay đưa ra các biện pháp cứu trợ ngành hàng không gồm hoàn lại và loại bỏ phí tiêu thụ nhiên liệu, phí dịch vụ hàng không và phí an ninh khu vực lên tới 715 triệu AUD. Cho phép các sân bay liên bang cho thuê được giảm một phần thuế đất đến ngày 31/12/2020.

Chính phủ Úc còn khởi động chương trình Hỗ trợ Mạng lưới Hàng không Du lịch trị giá 1,2 triệu USD để thúc đẩy nhu cầu du lịch giữa các tiểu bang và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong khu vực của Úc.

Có thể bạn quan tâm

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xem xét Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị

    19:38, 23/11/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Rà soát kỹ nội dung của quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Rà soát kỹ nội dung của quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay toàn quốc

    19:36, 23/11/2021

  • Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Khẳng định vị thế hàng không Việt Nam

    Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Khẳng định vị thế hàng không Việt Nam

    17:40, 16/11/2021

  • Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Triển vọng mở rộng hợp tác Việt - Mỹ qua cầu hàng không

    Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ: Triển vọng mở rộng hợp tác Việt - Mỹ qua cầu hàng không

    17:17, 16/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay "cứu nguy" doanh nghiệp hàng không
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO