Tin giả tràn lan

Hiện nay, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta đang diễn biến rất phức tạp, số ca nhiễm trong nước liên tục ở mức cao thì những thông tin, hình ảnh giả lan truyền trên mạng Internet trở thành một thứ virus với những “biến chủng” vô cùng nguy hiểm. Mặc dù nhiều trường hợp đã bị các cơ quan chức năng xử lý hành chính, hình sự song virus tin giả và “biến chủng” của nó vẫn xuất hiện, lan truyền một cách nhanh chóng không kém sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Mặc dù nhiều trường hợp đã bị các cơ quan chức năng xử lý hành chính, hình sự song virus tin giả và “biến chủng” của nó vẫn xuất hiện, lan truyền một cách nhanh chóng không kém sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Mặc dù nhiều trường hợp đã bị các cơ quan chức năng xử lý hành chính, hình sự song virus tin giả và “biến chủng” của nó vẫn xuất hiện, lan truyền một cách nhanh chóng không kém sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Trên Internet xuất hiện nhiều loại tin giả, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 và công tác phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam. Đáng nói là nhiều tài khoản Facebook cá nhân chia sẻ, phát tán khi chưa kiểm chứng nội dung. Những thông tin trên không chỉ gây hoang mang trong dư luận mà còn gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh của các cơ quan chức năng.

Chẳng hạn ngày 6/8/2021, nhiều tài khoản Facebook cá nhân chia sẻ, phát tán nội dung thông tin được cho là phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng, chống dịch COVID-19: “Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta sẽ: Xem tất cả bạn bè, người thân, người ta phải tiếp xúc như là người nhiễm dịch. Có như thế chúng ta mới quyết liệt chống dịch được. Chúng ta đừng sợ mất lòng nhau! Không ngồi gần, không ôm ấp, không bắt tay… ngay cả với những người yêu thương nhất…”.

Thông tin này ngay sau đó đã được Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) khẳng định là giả mạo.

Đáng nói, đây chỉ là những ví dụ điển hình về tình trạng tin giả trong đại dịch.

Mới chỉ xử lý hành chính

Về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng thông tin giả, tin sai sự thật xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội bởi những nguyên nhân khác nhau, tác động đến xã hội khác nhau.

Tin giả, sai sự thật cũng có thể là một thông tin, sự kiện chưa được kiểm chứng nhưng đã công khai, sau đó cơ quan chức năng phát hiện thông tin đó là không trung thực. Người đưa tin có thể chỉ là vội vàng, thiếu cẩn trọng nhưng đã tác động tiêu cực đến xã hội ở những mức độ khác nhau. Trong trường hợp này được xác định là lỗi vô ý và tùy thuộc vào tính chất, mức độ của sự việc mà người vi phạm có thể sẽ phải chịu những chế tài của pháp luật ở các mức độ khác nhau.

Đối với các hành vi đăng tải tin xấu, độc, Luật sư Cường nhấn mạnh pháp luật Việt Nam hiện nay đã có một số văn bản pháp luật điều chính như: Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Luật An ninh mạng năm 2018; Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”. 

Trong đó quy định những hành vi mà tổ chức, cá nhân được phép thực hiện trên không gian mạng, đồng thời quy định những hành vi bị cấm trong đó có hành vi đưa tin sai sự thật trên không gian mạng. Hành vi đưa tin sai sự thật lên mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hành vi đưa tin sai sự thật lên mạng xã hội mà chưa gây hậu quả xấu đến xã hội, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức được xác định là nguy hiểm cho xã hội thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP cụ thể tại Điều 101 với mức phạt cao nhất lên đến 30.000.000 đồng và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm.

Thông tin chia sẻ trên mạng xã hội về việc TP Vinh áp dụng chỉ thị 16+ khiến người dân đổ xô đi mua thực phẩm

Chiều 19/8, trên mạng xã hội, nhiều người dùng, hội nhóm lan truyền thông trên mạng xã hội về việc TP Vinh áp dụng chỉ thị 16+ khiến người dân đổ xô đi mua thực phẩm

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, các quy định của pháp luật đã khá đầy đủ, nhưng thời gian qua chúng ta chủ yếu xử lý hành chính các đối tượng đăng tin giả, tin sai sự thật. Phải chẳng chính vì điều này mà nhiều đối tượng dù bị xử phạt một lần hay tái phạm nhưng rồi vẫn “ngựa quen đường cũ”?

Cần xử lý hình sự để răn đe

Việc chứng minh hành vi đăng tải tin giả thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm là rất khó khăn trong thời gian qua tại Việt Nam. Trải qua 4 làn sóng dịch bệnh, chúng tôi nhận thấy các hành vi đăng tải tin tức giả mạo liên quan đến tình hình dịch Covid-19 chủ yếu chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền không hề lớn. 

Dù cho đã có Công văn số 45/HĐTP TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về xét xử các tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh hay Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về loại tội phạm này. Tuy nhiên trên thực tế, việc xử lý bằng con đường hình sự rất hãn hữu, vì để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người nào đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cần phải xác định hành vi của họ có thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể (bao gồm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm) được quy định trong Bộ luật Hình sự.

dfgfdg

Lực lượng công an xử lý nhiều trường hợp thông tin thất thiệt về dịch COVID-19. Ảnh:cand.com.vn

Cụ thể trong trường hợp này đối với Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông được quy định tại Điều 288 của Bộ luật Hình sự hiện hành thì phải chứng minh được các yếu tố sau đây:

Về mặt khách quan, tin tức giả mạo được đăng tải phải được thể hiện dưới một trong các hành vi sau đây: thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thời gian qua, để chứng minh được những hành vi vi phạm này là rất hãn hữu, việc đăng tải tin tức sai lệch chủ yếu đang dừng lại ở mức gây hoang mang dư luận, khó khăn cho công tác vận động phòng, chống dịch của chính quyền. Ở nước ta hiện nay, chưa có một công bố hay báo cáo công khai nào về số tiền thiệt hại thực tế mà hành vi đăng tải tin giả gây ra. Đa số các đối tượng tung tin với mục đích thu hút sự quan tâm của người đọc, nhằm tăng lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội hoặc cá biệt có nhiều đối tượng vi phạm để thuận lợi cho việc bán hàng online. 

Cũng không ít trường hợp, hành vi đăng tải, chia sẻ rầm rộ các nguồn tin sai lệch chưa được kiểm chứng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật, nhận thức không đầy đủ về mức độ nghiêm trọng trong bối cảnh dịch bệnh. Chỉ đến khi bị cơ quan chức năng triệu tập lên làm việc thì khi đó người vi phạm mới nhận ra hành vi sai trái, nhưng lúc này thì hậu quả “đã rồi”.

Về hậu quả của hành vi là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm, hành vi trên chỉ bị coi là tội phạm nếu thuộc một trong những trường hợp sau: Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên; Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên; Gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát; Dẫn đến biểu tình; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Nếu không chứng minh được những hậu quả này thì cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đáng nói, khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay thì những thông tin chuẩn xác về dịch bệnh là rất quan trọng để phục vụ cho cơ quan chức năng trong việc đưa ra các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cũng như để người dân nắm được phải chủ động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho cá nhân và gia đình. Trong các giải pháp để dập dịch thì việc thông tin, giáo dục, phổ biến kiến thức là một trong những biện pháp cấp bách để chủ động đối phó với dịch bệnh. 

Do đó, để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới đây cần xử lý hình sự một số vụ việc cụ thể để  răn đe các đối tượng có ý đồ hoặc lộ rõ ý đồ muốn phá hoại các nỗ lực trong công tác phòng chống dịch bệnh và dập dịch.

Để tháo gỡ những khó khăn, bất cập cũng như có cơ sở pháp lý vững chắc về xử lý hình sự đối với các hành vi đăng tải, chia sẻ tin giả trong bối cảnh dịch bệnh, các cơ quan có thẩm quyền cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn đối với việc áp dụng pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Qua đó giúp công tác chứng minh tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật  được tiến hành thuận lợi. Cùng với đó, việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, điều tra khám phá tội phạm mạng và tham khảo kinh nghiệm quốc tế về xử lý loại tội phạm này là một trong những giải pháp quan trọng mà cơ quan chức năng cần lưu ý trong thời gian tới đây”, ông Cường nhấn mạnh.