Quyền hạn ban quản trị chung cư tới đâu?

MAI AN 11/03/2021 09:00

Sự việc xảy ra tại chung cư Phú Hoàng Anh (huyện Nhà Bè, TP HCM) mới đây đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về quyền hạn của Ban quản trị chung cư.

Ban quản trị cũ của chung cư Phú Hoàng Anh đang bị tố giam tiền quỹ bảo trì

Theo phản ánh của Ban quản trị chung cư Phú Hoàng Anh (Nhiệm kỳ 2018 - 2021), ngày 5-10-2018 sau khi chung cư Phú Hoàng Anh tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần 2, UBND huyện Nhà Bè ra Quyết định số 2551/QĐ-UBND công nhận BQT chung cư Phú Hoàng Anh nhiệm kỳ mới, đồng thời bãi bỏ quyết định công nhận BQT cũ.

Tuy nhiên, công tác bàn giao vẫn không thể tiến hành được vì sự vắng mặt không lý do của các thành viên BQT cũ.

Ngày 20/10/2018, Ban quản trị hiện tại của chung cư Phú Hoàng Anh cũng đã có văn bản báo cáo UBND huyện Nhà Bè, UBND xã Phước Kiểng về sự việc trên. Đến ngày 24-12-2018, Ban quản trị mới lại có đơn kêu cứu gửi UBND huyện, UBND xã Phước Kiểng và Công an huyện Nhà Bè

Trong đó, ban quản trị này cho biết quỹ bảo trì của chung cư hiện đang gửi bằng 5 sổ tiết kiệm tại Ngân hàng SCB - chi nhánh Phú Mỹ Hưng, người đang giữ 5 cuốn sổ trên là ông Phan Lê Hùng, thành viên Ban quản trị cũ.

Theo đó, để đòi lại số tiền trên ban quản trị mới cũng đã nhiều lần làm việc với đại diện SCB, tuy nhiên đây là sổ tiết kiệm được gửi dưới hình thức đồng sở hữu, do đó ngân hàng không thể căn cứ quyết định công nhận ban quản trị mới mà chuyển quyền đứng tên tài khoản. Cho đến hiện tại, quỹ bảo trì của chung cư này vẫn nằm trong tay ban quản trị cũ, số tiền lên tới hơn 40 tỷ đồng.

Lần đầu tiên công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì chung cư được đưa vào kế hoạch thanh tra năm 2020 của Bộ Xây dựng.

Lần đầu tiên công tác quản lý, sử dụng quỹ bảo trì chung cư được đưa vào kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn ANVI cho biết, quyền hạn của ban quản trị đó là: Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư; Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái với quy định pháp luật; Nhận bàn giao, lưu trữ, quản lý hồ sơ nhà chung cư; cung cấp một bộ hồ sơ đã nhận bàn giao từ chủ đầu tư cho đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Quy chế kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, trừ trường hợp đơn vị quản lý vận hành là chủ đầu tư.

Báo cáo kết quả hoạt động, thu, chi tài chính của Ban quản trị, kết quả công việc bảo trì và việc thu, chi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để hội nghị nhà chung cư kiểm tra, giám sát, thông qua theo quy định của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD. Ban Quản trị không có có quyền thay mặt cơ quan công quyền để phán xử thay cơ quan công quyền. Người dân cần báo với chính quyền, cơ quan chức năng để xử lý, ngăn chặn.

Về quỹ bảo trì, việc làm của ngân hàng là chính xác, bởi đây là hình thức gửi tiết kiệm, chỉ người gửi mới có quyền rút tiền hay chỉ định người khác rút. Trừ khi có lệnh của chính quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản mới có thể phong tỏa được.

Việc sai này dẫn đến hậu quả, đơn cử như không bàn giao để làm thất thoát tài sản, hay việc chậm bàn giao làm ảnh hưởng đến công tác bảo trì, vận hành tòa nhà, gây thiệt hại, mới có thể yêu cầu ban quản trị cũ bồi thường, chịu trách nhiệm. Cách cuối cùng là ban quản trị mới phải gửi đơn kiến nghị đến chính quyền địa phương, thậm chí đơn kiện ra tòa.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội khó quản lý nhà chung cư (KỲ II): Mô hình Ban quản trị có hiệu quả?

    Hà Nội khó quản lý nhà chung cư (KỲ II): Mô hình Ban quản trị có hiệu quả?

    07:30, 09/12/2020

  • Ai “cầm cái” ban quản trị nhà chung cư?

    Ai “cầm cái” ban quản trị nhà chung cư?

    10:00, 09/11/2019

  • "Chặn cửa" tư lợi của ban quản trị chung cư

    08:30, 08/05/2017

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quyền hạn ban quản trị chung cư tới đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO