Tuy nhiên, Rolex cho biết họ sẽ chỉ chứng nhận những chiếc đồng hồ đã được mua cách đây ít nhất ba năm.
>>Rolex - Chiếc đồng hồ xa xỉ được nhắc đến hàng giờ trên thế giới
Hãng sản xuất đồng hồ xa xỉ Rolex SA sẽ bắt đầu cấp giấy chứng nhận tính xác thực cho các đại lý được ủy quyền bán đồng hồ đã qua sử dụng của mình, một động thái được coi là giúp công ty Thụy Sĩ giám sát tốt hơn các sản phẩm và khuấy động thị trường đồng hồ xa xỉ trị giá 20 tỷ USD.
Đại lý Thụy Sĩ Bucherer sẽ là đơn vị đầu tiên mở bán đồng hồ Rolex đã qua sử dụng và được công ty phân loại là hàng thật tại các cửa hàng trên khắp châu Âu. Các đại lý Rolex được ủy quyền khác có thể bắt đầu tham gia chương trình từ mùa xuân năm 2023.
Tuy nhiên, Rolex cho biết họ sẽ chỉ chứng nhận những chiếc đồng hồ đã được mua cách đây ít nhất ba năm.
Động thái xác thực đồng hồ đã qua sử dụng của chính họ đánh dấu một sự thay đổi đáng kể đối với một thương hiệu xa xỉ như Rolex, hãng thống trị doanh số bán hàng cũ tại các đại lý và trên thị trường trực tuyến. Theo Deloitte, thị trường đồng hồ cao cấp đã qua sử dụng dự kiến sẽ tăng lên 35 tỷ USD vào năm 2030.
Rolex trước đây không có vai trò xác thực hoặc theo dõi các sản phẩm của mình sau khi chúng được bán cho đại lý. Động thái này cũng sẽ giúp củng cố thương hiệu của họ trong việc loại bỏ hàng giả.
>>Thương hiệu xa xỉ kín đáo giảm giá như thế nào?
Các đại lý bán đồng hồ cũ trái phép trực tiếp tại cửa hàng và trực tuyến cũng như các nhà đấu giá sẽ không thể tham gia chương trình.
Trước Rolex, nhiều nhà sản xuất khác của Thuỵ Sĩ đã có thể chứng nhận đồng hồ cũ. Các thương hiệu đối thủ nhỏ hơn bao gồm Vacheron Constantin và Zenith bán đồng hồ đã qua sử dụng đã được chứng nhận tại các cửa hàng của riêng họ, cũng như các thương hiệu độc lập như H. Moser & Cie và MB&F.
Trong một số trường hợp, các đại lý được ủy quyền có thể bán đồng hồ cũ được chứng nhận với giá cao hơn so với đồng hồ mới được bán lẻ. Những mẫu này bao gồm các danh mục phổ biến lâu năm như Rolex Submariner, Daytona và GMT, vốn thường được bán với giá cao hơn giá bán lẻ do nhu cầu bán lẻ vượt quá nguồn cung.
Trước đó, có thông tin cho rằng nhu cầu về đồng hồ xa xỉ tăng vọt sau khi nhiều người tiêu dùng tìm đến ra các thương hiệu Thụy Sĩ, từ Rolex và Omega đến Audemars Piguet và Patek Philippe khi đang ở nhà trong mùa dịch.
Rolex là thương hiệu đồng hồ lớn nhất của Thụy Sĩ, sản xuất khoảng 1 triệu chiếc đồng hồ mỗi năm với doanh thu hàng năm khoảng 8 tỷ franc Thụy Sĩ (8,5 tỷ USD) và thị phần gần 29%, theo ước tính của Morgan Stanley.
Xuất khẩu đồng hồ Thụy Sĩ đạt mức kỷ lục trong tháng 7 với giá trị cao nhất trong 8 năm do nhu cầu về đồng hồ Rolex, Omega và Vacheron Constantin tiếp tục bùng nổ.
Có thể bạn quan tâm