Sáng tạo thu hút đầu tư liên kết vùng

Diendandoanhnghiep.vn Dự Lễ khánh thành Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông, Long An,

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc hợp tác liên kết vùng để mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam...

p/Diễn đàn

Diễn đàn "Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam" do VCCI, Ban Kinh tế Trung ương chỉ đạo, Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tại TP HCM.

Giao thông chính là “điểm nghẽn” nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Chính vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng đây là một điểm sáng trong thu hút đầu tư tại tỉnh Long An, đóng góp hiệu quả vào phát triển chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đòn bẩy khu vực

Ông Nguyễn Văn Thuấn – Tổng Giám đốc Cty CP vận tải Phương Quang, cho rằng “điểm nghẽn” chính của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được xác định trên cả 3 tuyến, bao gồm: đường bộ, hàng không và đường biển. Như chúng ta đã thấy, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có độ dài khoảng 91km, và chỉ chiếm khoảng 11% đường cao tốc cả nước. Đi sâu vào “điểm nghẽn” này, có thể nhìn nhận rõ những vấn đề khác về giao thông như: vai trò là trung chuyển quốc tế nhưng sân bay Tân Sơn Nhất quá tải; hệ thống cảng biển thiếu đồng bộ, manh mún, thiếu kết nối với đường bộ, đường sắt… Dẫn đến, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam luôn được nhắc đến trên các diễn đàn “gỡ khó” về kết nối giao thông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất các dự án, trong đó, tập trung huy động nguồn lực thực hiện các dự án cảng biển nhằm tăng cường kết nối giao thông của vùng là hết sức quan trọng và cấp thiết.

Việc phát triển các hệ thống cảng biển tại các địa phương như: Long An, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng tàu để tạo ra sự kết nối đa phương thức, mở ra không gian phát triển kinh tế mới, cơ hội mới, động lực mới thúc đẩy phát triển cho các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và địa phương lân cận – ông Thuấn nhận định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Vinh – Chủ tịch HĐQT Công ty vận tải Nhật Quang, chia sẻ, tiềm năng và dư địa phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất lớn. Chỉ tính vùng Đông Nam bộ đang là trung tâm công nghiệp, cảng biển và logistics lớn nhất của cả nước, đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và trên 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Tuy nhiên, vùng Đông Nam bộ đang đối mặt là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quá tải, thiếu kết nối đồng bộ trong khi nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông chỉ đạt được khoảng 25-27% so với nhu cầu theo các quy hoạch đã được phê duyệt.

Sáng tạo của Long An

Chứng kiến việc Tỉnh Long An đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho một số dự án trị giá 3 tỷ USD, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ, sáng tạo của Long An ở đây thực sự là “nói đi đôi với làm”. Điển hình ngay với dự án vừa được khánh thành và mệnh danh là một trong những “cửa ngõ giao thương” của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nam Bộ. Đây là khu công nghiệp mới có diện tích 145 ha, được chủ đầu tư IMG khai thác tối đa lợi thế địa phương với vị trí nằm phía Tây cửa ngõ TP HCM, cách TP HCM 39 km, thuận lợi về đường bộ: nằm sát quốc lộ 50, thuận lợi về đường sông: tiếp giáp với sông Vàm Cỏ Đông với chiều dài 2,6 km; theo đó, khu công nghiệp không chỉ đơn thuần là “ổ” lót sẵn cho các nhà đầu tư “đại bàng, chim sẻ” nói chung, còn chú trọng tạo đường ra liên thông, giao thương hàng hóa với điều kiện thuận lợi nhất.

Được quy hoạch tới quy hoạch 02 cảng nước sâu cho tàu có trọng tải đến 20.000 DWT, khu công nghiệp này giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể đến đây cắm đại bản doanh sản xuất và vận chuyển hàng hóa đơn giản, tiết kiệm chi phí tối đa – Một quy hoạch “sáng tạo” có thể ví như “combo” lợi ích cho nhà đầu tư, khiến cơ hội để thu hút nhà đầu tư tất yếu cao hơn nhiều so với những khu công nghiệp ở vùng còn hạ tầng giao thông kết nối kém, chi phí logistic của doanh nghiệp đắt đỏ hơn. Hẳn không phải ngẫu nhiên mà trong mấy tháng đầu năm, Long An bừng sáng thu hút vốn đầu tư với các dự án lớn.

TS Nguyễn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Hội Cảng, đường thủy và thềm lục địa Việt Nam:

Phát triển đồng bộ kết nối giao thông giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh trong vùng kinh tế cần có cơ chế, chính sách riêng để thu hút nguồn lực ngoài ngân sách tham gia phát triển cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như, đối với các dự án trọng điểm, cấp bách, Chính phủ nên cho phép tách riêng dự án giải phóng mặt bằng để thực hiện trước, như vậy mới đẩy nhanh được tiến độ đầu tư. Với vị thế của mình, TP Hồ Chí Minh cần thể hiện vai trò "nhạc trưởng", tạo lập hệ thống giao thông thuận lợi của cả khu vực Nam Bộ.

PGS, TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM:

Các địa phương trong vùng cần ngồi lại với nhau để thảo luận, phân tích lợi ích của việc kết nối giao thông. Ðồng thời, cần tập trung ưu tiên đầu tư mạng lưới hạ tầng có tính lan tỏa lâu dài. Khi có cái nhìn dài hạn, toàn vùng, các địa phương cần thực hiện xây dựng và cập nhật, chia sẻ dữ liệu chung để đánh giá thực trạng phát triển, lợi thế, từ đó

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sáng tạo thu hút đầu tư liên kết vùng tại chuyên mục Bài báo in của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714054652 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714054652 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10