Sáp nhập Vincommerce, Masan sẽ chuyển mình ra sao?

Đ. K Hà 15/12/2019 12:00

Thương vụ Vincommerce và Masan “về một nhà” có vẻ như đã được hai đại gia lớn của Việt nam dàn xếp hết sức nhẹ nhàng. Nhưng sức nóng của thương vụ này chưa dừng lại...

p/Masan sẽ tạo nên đế chế khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu dùng

Masan sẽ tạo nên đế chế khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu dùng

Các con mắt đang đổ dồn vào việc Masan sẽ phát triển theo hướng nào, sẽ xoay mình và vận hành ra sao khi chính thức nhận danh xưng đế chế khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Có thể bạn quan tâm

  • Masan MEATLife: Tham vọng lớn trên thị trường 10 tỷ USD

    12:39, 12/12/2019

  • [DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN TUẦN QUA]: Diễn đàn kinh tế 2020, VinCommerce và VinEco sáp nhập vào Masan, Đề xuất sáp nhập hai công ty đường sắt của VNR

    14:48, 08/12/2019

  • Thị trường bán lẻ Việt: Masan có xây dựng được ngôi vương?

    06:22, 07/12/2019

  • “Thương vụ” Vingroup và Masan: “Phép cộng” đẹp giữa hai doanh nghiệp Việt

    11:01, 05/12/2019

  • Cổ phiếu MSN sẽ ra sao sau thương vụ Vingroup- Masan?

    04:00, 05/12/2019

  • “Thương vụ” Vingroup và Masan: Tham vọng lớn của hai ông lớn

    17:00, 04/12/2019

  • Thương vụ giữa Vingroup - Masan: “Đế chế” hàng tiêu dùng - bán lẻ mới

    14:00, 04/12/2019

Masan “được và mất”

Sáp nhập với Vincommerce, Masan nhận về những lợi thế to lớn. Thương hiệu Vinmart và Vinmart+ đã được Vingroup xây dựng rất vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt. Thị phần của Vincommerce đang dẫn đầu thị trường bán lẻ hiện đại, với hơn 2600 siêu thị và cửa hàng tiện lợi, 14 nông trại và 25.000 nhân viên. Có thể nói, Masan “một bước nhận ngôi vương” trong lĩnh vực bán lẻ.

Sản phẩm của Masan xưa nay để tới tay người tiêu dùng, hầu hết đều phải thông qua hệ thống phân phối trung gian và các khâu trung gian này “ngốn” của Masan đến 20-25% chi phí.

Những con số và dữ liệu rất rõ ràng đó cho thấy, Masan được rất nhiều trong thương vụ này.

Để giành được thị phần số 1 ngành bán lẻ, Vingroup đã phải chịu lỗ hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Cụ thể như năm 2018 là 5.100 tỉ đồng và 9 tháng đầu năm 2019 Vingroup đã phải “hi sinh” một khoản 3.500 tỉ đồng.

Nếu muốn tiếp tục duy trì vị thế số 1, chắc chắn Masan sẽ phải tiếp tục rót tiền và chấp nhận mức lợi nhuận âm trong vài năm tới. Bởi đó là qui luật chung, ngành bán lẻ đòi hỏi đầu tư ban đầu cực lớn. Nếu vẫn duy trì mức lỗ như năm 2018, mảng bán lẻ này sẽ “nuốt” tầm 80% tổng lợi nhuận của Masan.

Masan sẽ xoay xở ra sao?

Rất có khả năng Masan sẽ hạn chế bớt chiến lược mở rộng giành thị phần. Sẽ vẫn là những màn “ném tiền”, nhưng là để đầu tư đồng bộ hệ thống, nâng cao năng lực quản trị, thực hiện các chiến dịch ưu đãi, marketing… chứ không phải để mở rộng hệ thống. Thậm chí một vài cửa hàng không hiệu quả có thể bị thu hẹp. Tất nhiên, về mặt tài chính, Masan sẽ nỗ lực thu hẹp con số lỗ khủng. Thậm chí họ có thể hi sinh doanh thu, thay vì hi sinh lợi nhuận.

Thương hiệu cũng là vấn đề đáng bàn. Trên thực tế, cái tên Vinmart được ưa chuộng hơn so với cái tên Masan, nhất là thời gian vừa qua Masan gặp một số vấn đề nhạy cảm liên quan đến thương hiệu sản phẩm. Nhiều khả năng sẽ không có sự thay đổi tên sang kiểu như ‘Masan-mart’ trong thời gian tới.

Chiến lược sản phẩm sẽ là bài toán hết sức thú vị. Ở các mặt hàng mà Masan trực tiếp sản xuất, họ vẫn sẽ bán đủ loại sản phẩm của chính mình?

Về chiến lược giá, trong khi Vincommerce chú trọng sản phẩm cao cấp, còn Masan phủ sóng mảng sản phẩm bình dân. Rất có khả năng Masan sẽ ‘hòa trộn’ hai chiến thuật này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sáp nhập Vincommerce, Masan sẽ chuyển mình ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO