Sớm ban hành tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025

Nguyễn Việt 05/02/2020 07:25

Việc sớm ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương có cơ sở thẩm định nguồn vốn, cân đối vốn và quyết định các dự án đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Điểu Huỳnh Sang (đoàn đại biểu tỉnh Bình Phước) về việc hiện nay Chính phủ chưa ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (trong đó có ngân sách địa phương) giai đoạn 2021-2025, nên địa phương chưa có cơ sở để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, các dự án hiện dừng lại ở mức độ có tên nhưng chưa có quyết định chủ trương đầu tư.

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang cho rằng, đây là một thực tế tồn tại ở cả trung ương và địa phương gây khó khăn trong việc chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

việc phân bổ nguồn vốn phải đảm bảo theo đúng tiêu chí, đồng thời chú ý ưu tiên các dự an an sinh xã hội.

Việc phân bổ nguồn vốn phải đảm bảo theo đúng tiêu chí, đồng thời chú ý ưu tiên các dự an an sinh xã hội.

Trả lời nội dung chất vấn nêu trên, Thủ tướng cho biết, tại khoản 5 Điều 20 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước. Do đó, việc ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động xây dựng dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước gửi các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xin ý kiến tại văn bản số 9316/BKHĐT-TH ngày 16/12/2019. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Thực hiện Nghị quyết số 121/NQ-CP ngày 31/12/2019 của Chính phủ về hội nghị Chính phủ với các địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện Tờ trình của Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến để thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép xây dựng Nghị quyết của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ triển khai thực hiện theo quy định.

Đánh giá về phân bổ vốn đầu tư công, trước đó, ĐBQH Phan Viết Lượng (Bình Phước) từng chia sẻ, việc phân bổ nguồn vốn phải đảm bảo theo đúng tiêu chí, đồng thời chú ý ưu tiên các dự an an sinh xã hội. Nhiều địa phương phải chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai cần được quan tâm đầu tư để thực hiện các dự án di dời dân cư ra khỏi vùng sạt lở, hay hỗ trợ địa phương khắc phục những thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. "Có những địa phương có điều kiện tốt lại được đầu tư, trong khi nhiều tỉnh rất khó khăn lại chưa được quan tâm là không công bằng", ông Lượng nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Một bài học đầu tư công quá đắt!

    Một bài học đầu tư công quá đắt!

    05:00, 26/12/2019

  • 6 giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

    6 giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

    10:56, 30/10/2019

  • Giải ngân vốn đầu tư công chậm sẽ “kìm hãm” tăng trưởng 5-7 năm tới

    Giải ngân vốn đầu tư công chậm sẽ “kìm hãm” tăng trưởng 5-7 năm tới

    10:20, 30/10/2019

  • Bộ Tài chính kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

    Bộ Tài chính kiến nghị nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

    00:00, 27/09/2019

  • 4 hậu quả lớn do chậm giải ngân vốn đầu tư công

    4 hậu quả lớn do chậm giải ngân vốn đầu tư công

    14:17, 26/09/2019

  • Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 10 dự án

    Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công 10 dự án

    18:30, 17/09/2019

Còn ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) thì cho rằng, việc phân bổ vốn hiện dàn trải và chưa hợp lý; phải có rà soát, đánh giá và cụ thể kinh phí cho từng dự án để đảm bảo tính công bằng. Theo Bộ Tài chính, các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 5 năm tới phải cụ thể, rõ phạm vi áp dụng và đối tượng, đảm bảo tính chủ động cho các bộ, ngành, địa phương, đồng thời có căn cứ cho công tác thanh tra, giám sát. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nguyên tắc tiêu chí phân bổ vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo ngành, lĩnh vực.

Trong đó cụ thể về mục tiêu, phạm vi, đối tượng, mức hỗ trợ và thứ tự ưu tiên bố trí vốn, cũng như bám sát định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đó; các đề án trong giai đoạn 2021 - 2025 và phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ðể khắc phục những bất cập trong đầu tư công, theo nhiều ÐBQH trước tiên là phải nhanh chóng đổi mới từ cơ chế, chính sách cho đến tầm nhìn, làm sao để xóa bỏ những rào cản, vướng mắc trong câu chuyện giải ngân vốn. Theo ÐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội), vấn đề cần đặt ra ở đây là tại sao ở khu vực công giải ngân đầu tư chậm, thậm chí tiến độ giải ngân ngày càng thấp, trong khi ở khu vực tư nhân lại thực hiện nhanh? Các công trình được đưa vào sử dụng thời gian qua hầu hết đều do khu vực tư nhân đầu tư, rất ít công trình đầu tư công.

Từ đây có thể thấy, quá trình cải cách cơ chế đã bắt đầu có tác dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo niềm tin cho khu vực tư nhân. Nhưng quá trình này chưa thật sự mở ra cơ chế để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, đang còn một số nút thắt, đặc biệt là ở khu vực công.

Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân tỏ ra rất dè dặt trong đầu tư dài hạn, nguyên nhân là bởi những rủi ro tiềm ẩn từ tình trạng hệ thống pháp luật của nước ta bị điều chỉnh khá thường xuyên. Rõ ràng, giải ngân đầu tư công thời gian qua có vướng mắc về cơ chế, chính sách. Nhưng nếu các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm dám nghĩ, dám làm sẽ khác; nếu cứ căn ke vào quy định pháp luật thì còn giải ngân đầu tư chậm....

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sớm ban hành tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO