Sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Đòi hỏi tính khả thi cao để gỡ khó cho ngành y tế

Diendandoanhnghiep.vn Yêu cầu đối với dự án Luật Khám bệnh (sửa đổi) là rất lớn, đòi hỏi tính khả thi cao để tháo gỡ khó khăn vướng mắc của ngành y tế, tạo động lực phát triển cho ngành y tế

>>Quốc hội phê chuẩn ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang giữ chức Phó Thủ tướng

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng (Nam Định). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng (Nam Định). Ảnh: QH

Phát biểu ý kiến thảo luận về một số nội dung của dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), ngày 6/1, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) cho biết, điểm d khoản 2, Điều 30 về các trường hợp áp dụng cấp mới giấy phép hành nghề có quy định: cấp mới giấy phép hành nghề trong trường hợp “không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc đang trong thời gian có hiệu lực của quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề”.

>>Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam

>>Trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm hai Phó Thủ tướng

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị sửa lại thành “không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc đang trong thời hạn chưa được xóa quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề.”

Vẫn theo đại biểu Nguyễn Hải Dũng, khoản 3 Điều 104 về cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh có quy định: “Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xếp vào cấp chuyên môn kỹ thuật theo các tiêu chí sau đây: Khả năng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phạm vi hoạt động chuyên môn; Khả năng tham gia đào tạo thực hành y khoa; Khả năng tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Khả năng nghiên cứu khoa học về y học”.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: QH

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: QH

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho rằng, “khả năng” có ý nghĩa dự tính cho tương lai, không phản ánh thực lực hiện tại, nên không xác định được cụ thể, đúng đắn, chính xác 04 hoạt động này của các cơ sở khám, chữa bệnh sẽ có kết quả thế nào. Muốn xét năng lực hiện tại của các cơ sở y tế thì cần xem xét các nguồn lực hiện có của cơ sở, để đảm bảo phản ánh sát thực các mặt hoạt động.

Do đó, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị thay thế từ “khả năng” trong khoản 3 Điều 104 thành từ “năng lực”, để đảm bảo tính chặt chẽ trong quy định về tiêu chí sắp xếp cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh.

Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: QH

Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: QH

Đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) cũng bày tỏ còn có băn khoăn, chưa cảm thấy yên tâm về một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật bởi kỳ vọng và yêu cầu đối với dự án Luật này là rất lớn, đòi hỏi tính khả thi cao để tháo gỡ khó khăn vướng mắc của ngành y tế, tạo động lực phát triển cho ngành y tế

Đại biểu Dương Văn Phước chỉ rõ băn khoăn đối với quy định kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề và thời hạn của giấy phép hành nghề. Đại biểu đề nghị Bộ Y tế cần tập trung quản lý chặt chẽ, có lộ trình triển khai thực hiện phù hợp, đảm bảo đánh giá khách quan, năng lực hành nghề, thực hiện cấp phép hành nghề đúng quy định, áp dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí và không gây khó khăn, trở ngại cho người xin được công nhận năng lực hành nghề, cấp phép hành nghề. 

Đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam). Ảnh: QH

Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước (Quảng Nam). Ảnh: QH

Góp ý về chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu Dương Văn Phước cho rằng quy định thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề giữa các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và giải quyết được vấn đè thiếu đội ngũ y bác sĩ tại các tuyến cơ sở hiện nay.

Đồng thời, đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể về hình thức luân phiên để đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên khoa hóa trong khám bệnh, chữa bệnh. Bên cạnh đó, cần có chính sách đầu tư chiến lược lâu dài, trong đó có chính sách ưu đãi đặc thù để thu hút đội ngũ y, bác sĩ về làm việc ở tuyến cơ sở, đảm bảo thực thi hiệu quả chính sách, pháp luật về y tế trong thời gian tới. 

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận. Ảnh: QH

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận. Ảnh: QH

Về quyền kiến nghị và bồi thường, đại biểu Dương Văn Phước cho rằng việc quy định người bệnh có quyền được yêu cầu người hành nghề cơ sở khám chữa bệnh xin lỗi là rất là cần thiết, góp phần giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh, giảm thiểu việc khiếu kiện, tranh tụng phức tạp.

Về thu hồi giấy phép hành nghề, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị rà soát lại các trường hợp bị thu hồi giấy phép hành nghề và đề nghị không thu phí khi cấp lại giấy phép hành nghề trong trường hợp bị thu hồi do lỗi sai sót thuộc về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Khám bệnh, chữa bệnh: Đòi hỏi tính khả thi cao để gỡ khó cho ngành y tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711693740 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711693740 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10