Doanh nghiệp

Tạo động lực và niềm tin cho doanh nghiệp

Thy Hằng 06/01/2025 03:29

Theo chuyên gia, muốn kinh tế "cất cánh" trong 2025 cần tháo gỡ môi trường kinh doanh, không can thiệp vào những quyền tự do kinh doanh, tạo động lực và niềm tin cho doanh nghiệp.

Năm 2025, Quốc hội giao cho Chính phủ mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5 - 7%, phấn đấu 7 - 7,5%. Thậm chí, Thủ tướng Chính phủ đã phát đi thông điêp mạnh mẽ tại Công điện 137/CĐ-TTg với mục tiêu phải tăng tốc, bứt phá hướng tới mức tăng trưởng trên 8% và kỳ vọng đạt mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tới.

Năm 2024, ngành da giày - túi xách đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 27,04 tỷ USD, tăng 11,45%.
Theo các chuyên gia, muốn kinh tế Việt Nam "cất cánh" trong 2025 cần có tháo gỡ môi trường kinh doanh.

Chuyên gia cho rằng, muốn kinh tế Việt Nam cất cánh trong 2025 cần có tháo gỡ môi trường kinh doanh cho khu vực doanh nghiệp thông qua việc không can thiệp vào những quyền tự do kinh doanh tối thiểu của họ, từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm", tạo động lực và niềm tin cho doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra cho năm 2025, các giải pháp quyết liệt về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là rất cần thiết.

“Đây là cơ hội tốt để các cấp có thẩm quyền tập trung giải quyết các điểm nghẽn về thể chế, cũng như những rào cản trong môi trường kinh doanh. Cải cách thể chế theo hướng phá bỏ những quy định, điều kiện kinh doanh bất hợp lý không còn phù hợp với cơ chế thị trường”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, tạo động lực cạnh tranh lành mạnh giữa các địa phương trong thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Đồng thời, cần có sự phối hợp, giám sát chặt chẽ giữa Chính phủ, các cấp quản lý để đẩy nhanh quá trình cải cách.

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia kinh tế cho rằng, cải cách thể chế trong thời gian tới cần phải làm triệt để hơn nữa để chính sách thực sự thẩm thấu và “ngấm” vào cuộc sống.

“Yếu tố cốt lõi quyết định tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025 vẫn là tập trung tháo gỡ được “điểm nghẽn” về thể chế”, TS. Lê Xuân Nghĩa khuyến nghị.

Các yếu tố như giá thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu, và chi phí vận chuyển tăng cao có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thủy sản.
Năm 2025, Quốc hội giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5 - 7%, phấn đấu 7 - 7,5%, Thủ tướng Chính phủ đã phát đi thông điêp bứt phá hướng tới mức tăng trưởng trên 8%.

Từ góc độ doanh nghiệp, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV nhận định, năm 2025, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lãi suất để cơ cấu lại hoạt động, kiểm soát rủi ro tài chính, dòng tiền.

Đồng thời, các doanh nghiệp nắm bắt xu hướng phát triển kép “xanh hóa và số hóa” để xây dựng và nhất quán thực hiện Chiến lược chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường, đối tác, chuỗi cung ứng, sản phẩm dịch vụ, nguồn vốn khả thi cho chuyển đổi xanh, kinh doanh tuần hoàn, tham gia thị trường tín chỉ carbon.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tạo động lực và niềm tin cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO