Thái Bình: Gặp khó khi tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

MINH HUỆ - TRUNG THÀNH 09/07/2023 01:37

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hữu cơ Thái Bình đã từng bước khẳng định được vị trí trên thị trường. Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này còn gặp không ít khó khăn.

>>>Thái Bình: Quyết tâm hoàn thành giải phóng mặt bằng KCN Tiền Hải trong năm 2023

Nâng cao giá trị sản phẩm

Ông Trần Quốc Dương - Phó Chi cục trưởng Chi cục: Hiện nay, việc giảm sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học đã làm giảm tình trạng ô nhiễm tới môi trường đất, nước, không khí, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân.

Việc sản xuất theo quy mô lớn, áp dụng các phương thức sản xuất theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần tiến tới xây dựng thương hiệu cho nông sản Thái Bình, xây dựng mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu.

Theo anh Nguyễn Văn Cường - Đông Hưng - Thái Bình cho biết: Hiện tại tôi đã quy hoạch được vùng trồng lúa theo hướng hữu cơ rộng 11ha. Trong quá trình sản xuất, các chuyên gia luôn kiểm soát chặt chẽ về chất lượng đất, nước nhằm giảm tồn dư hóa học trong đất. Gia đình tôi chỉ sử dụng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ để thay thế thuốc bảo vệ thực vật. Đây là năm thứ ba tôi cấy lúa theo hướng hữu cơ, bước đầu đạt được hiệu quả.

Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại xã Thụy Thanhp/(ảnh báo Thái Bình)

Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại xã Thụy Thanh (ảnh báo Thái Bình)

Ông Trịnh Văn Điều - Giám đốc doanh nghiệp Nông nghiệp xanh Trung An cho biết: Chúng tôi được giới thiệu về triển vọng của các mô hình sau 9 tháng triển khai hoạt động. Ông Điều cho biết: Hiện tại Trung An đã quy hoạch được 50ha sản xuất, trong đó có 40ha trồng rau màu, 10ha trồng lúa theo hướng hữu cơ. Chúng tôi đã đầu tư lắp đặt 6 nhà màng theo tiêu chuẩn Israel, tổng diện tích 1.500m2 với kinh phí đầu tư trên 400 triệu đồng. Nhờ đó, cơ sở đã triển khai sản xuất được 7 loại rau đạt tiêu chuẩn VietGAP và OCOP. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục ứng dụng khoa học kỹ thuật để xây dựng cánh đồng rau an toàn gắn với du lịch.

Theo đại diện Hội doanh nghiệp huyện Kiến Xương: Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc sản xuất rau theo hướng hữu cơ nên Hội rất tích cực cùng các thành viên trong Hội tuyên truyền, vận động người dân tham gia ứng dụng phương thức canh tác này. “Thời gian qua, tôi cùng nhiều thành viên đã chuyển sang sản xuất rau theo hướng hữu cơ. Nhờ đó môi trường đã được cải thiện, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, sức khỏe của chúng tôi cũng được bảo đảm.

Còn nhiều khó khăn thách thức...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sản xuất hưu cơ đã từng bước khẳng định được vị trí trên thị trường, mang lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm hữu cơ còn gặp không ít khó khăn.

Cụ thể, trong quá trình sản xuất theo hướng hữu cơ, nông dân chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phòng, trừ cỏ dại, sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất nhiều công lao động và khó thực hiện trên diện rộng. Với những vùng thâm canh trước đây đã sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật khi chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ năng suất giảm rõ rệt và gặp khó khăn trong phòng, chống sâu bệnh.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang được ngành nông nghiệp, các địa phương, doanh nghiệp, người nông dân quan tâm, dần trở thành xu thế trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững hiện nay.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang được ngành nông nghiệp, các địa phương, doanh nghiệp, người nông dân quan tâm, dần trở thành xu thế trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững hiện nay. 

“Mỗi vụ chúng tôi phải đầu tư khoảng 1,5 triệu đồng/sào nhưng sản lượng lại thấp hơn nhiều so với phương thức canh tác truyền thống. Trước đây năng suất luôn đạt 1,8 - 2 tạ/sào, vụ thu hoạch vừa qua chỉ đạt 1,4 - 1,5 tạ/sào. Ngoài ra, phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm hơn so với nhiều phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật nên nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng ở giai đoạn đầu rất chậm và không đầy đủ.

Trong nhiều trường hợp sản phẩm có hình thức không đẹp, không bắt mắt. Cùng với đó, do chưa đủ tiêu chuẩn để công nhận là lúa hữu cơ, giá thành sản phẩm vẫn chỉ tính theo giá thị trường như lúa truyền thống nên khả năng thu lợi không cao. Điều này khiến chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn trong phát triển mô hình” - anh Nguyễn Công Tới chia sẻ.

Theo bà Nguyễn Thị Liên - chủ trang trại hữu cơ Liên Cần chia sẻ, do sản xuất hưu cơ không can thiệp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nên cần thiết phải có những giống rau, củ, quả chống chọi được sâu bệnh mà không bị thoái hóa giống. Do đó, Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực nghiên cứu những bộ giống dành riêng cho sản xuất hữu cơ.

Còn theo đại diện Hội Nông dân, hiện nay, nhu cầu sử dụng nông nghiệp hữu cơ lớn nhưng việc mở rộng diện tích rất khó khăn nên người nông dân rất cần được hỗ trợ tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất hữu cơ và kinh phí xây dựng mô hình để yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất.

Theo Sở NN&PTNT, sản xuất và đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của xã hội. Vì vậy, trong thời gian tới, Sở sẽ tập trung đầu tư công tác tập huấn, hỗ trợ nông dân liên kết nhóm chuyển từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ. Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền giá trị của sản phẩm hữu cơ  đến với người tiêu dũng, Sở sẽ tham mưu tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ.

Hiện nay, các HTX và doanh nghiệp tại nhiều địa phương trong tỉnh chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và đã có những bước phát triển vượt bậc, nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức (ảnh báo Thài Bình)

Hiện nay, các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tại nhiều địa phương trong tỉnh chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và đã có những bước phát triển vượt bậc, nâng cao giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức (ảnh báo Thài Bình)

Thực tế hiện nay phần lớn các hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp Thái Bình vẫn sản xuất với quy mô hộ gia đình, nhỏ, manh mún nên việc quy vùng sản xuất theo hướng hữu cơ không hề dễ dàng. Được biết, hiện nay, xã Trung An (Vũ Thư) chỉ có 50% số hộ tham gia sản xuất rau theo hướng hữu cơ, hầu hết người dân vẫn đang tập trung sản xuất theo phương pháp canh tác cũ. 

Ông Vũ Văn Thuần - Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp xanh Trung An cho biết: Nhiều hộ dân chưa đủ điều kiện để tham gia sản xuất rau theo hướng hữu cơ do khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng như hệ thống thủy lợi nội đồng, hệ thống điện lưới chưa thuận tiện để lắp đặt hệ thống tưới, tiêu; giá phân bón sạch, phân bón hữu cơ, kinh phí lắp đặt hệ thống nhà màng cao; quá trình cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, OCOP còn nhiều khó khăn.

Vì vậy không có đủ sản phẩm đạt tiêu chuẩn để cung cấp cho khách hàng, hệ thống siêu thị lớn. Bên cạnh đó, người dân chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm sản xuất rau theo hướng hữu cơ nên việc triển khai sản xuất cũng là thách thức không nhỏ. Do vậy chưa hình thành thị trường tiêu thụ tại chỗ, chưa khuyến khích nông dân chuyển đổi từ nông nghiệp thông thường sang nông nghiệp hữu cơ.

Như vậy, cả người nông dân và doanh nghiệp đều đang gặp khó khi tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Để từng bước tháo gỡ khó khăn, Bộ NN&PTNT cần sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật sản xuất RHC. Cùng với đó, địa phương cũng cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, chẳng hạn như: Hỗ trợ kinh phí tham gia gian hàng hội chợ; Hỗ trợ công tác tuyên truyền để doanh nghiệp đưa sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.

Hệ thống nhà màng trồng rau theo hướng hữu cơ tại thôn An Lộc, xã Trung An (ảnh báo Thái Bình)

Hệ thống nhà màng trồng rau theo hướng hữu cơ tại thôn An Lộc, xã Trung An (ảnh báo Thái Bình)

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang được ngành nông nghiệp, các địa phương, doanh nghiệp, người nông dân quan tâm, dần trở thành xu thế trong phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững hiện nay. Thời gian tới, hy vọng cơ quan chức năng và các tổ chức liên quan sẽ có những định hướng cùng cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp  tiếp cận kiến thức và mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, mang lại hiệu quả cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Doanh nghiệp lấy thi đua làm động lực để vượt khó

    Thái Bình: Doanh nghiệp lấy thi đua làm động lực để vượt khó

    10:34, 07/07/2023

  • Thái Bình: “Thiếu hụt

    Thái Bình: “Thiếu hụt" nguồn cung vật liệu san lấp

    10:52, 05/07/2023

  • Thái Bình: Hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn

    Thái Bình: Hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn

    01:19, 04/07/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thái Bình: Gặp khó khi tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO