TP HCM chính thức thu phí cảng biển từ 1/4: Doanh nghiệp mong tái đầu tư hạ tầng hợp lý

Diendandoanhnghiep.vn Với việc chính thức thu phí từ 1/4, doanh nghiệp đề nghị minh bạch trong sử dụng khoản thu và đầu tư những công trình cụ thể để cải thiện cơ sở hạ tầng cảng biển của thành phố.

>>>Chưa có chủ trương hoãn, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí cảng biển từ 1/4

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa TP.HCM cho biết theo Nghị quyết 10 đã được HĐND TP ban hành, từ 0 giờ ngày 1/4, TP.HCM chính thức triển khai thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cảng biển trên địa bàn thành phố.

doanh nghiệp cũng đề nghị thành phố minh bạch trong sử dụng khoản thu và đầu tư những công trình cụ thể để đảm bảo hiệu quả của đề án.

Doanh nghiệp đề nghị thành phố minh bạch trong sử dụng khoản thu và đầu tư những công trình cụ thể để đảm bảo hiệu quả của đề án.

Thống kê ghi nhận có 2.000 doanh nghiệp tham gia vận hành thử nghiệm, các thao tác đều diễn ra suôn sẻ.

Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh Bùi Hòa An, với việc triển khai thu phí trên toàn hệ thống 26 cảng biển ở TP. Hồ Chí Minh, ước tính mỗi năm nguồn thu phí sẽ khoảng 3.000 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu phí sẽ được sử dụng đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TP. Hồ Chí Minh, sau khi trừ chi phí liên quan. Cụ thể, từ nay đến năm 2025, TP. Hồ Chí Minh sẽ bổ sung đầu tư cho 14 dự án trọng điểm, trong đó tập trung xây dựng các tuyến đường trọng điểm kết nối cảng.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, khi xây dựng Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND, thành phố đã có văn bản lấy ý kiến các doanh nghiệp, đơn vị liên quan và đều nhận được phản hồi thống nhất đồng ý với chủ trương thu phí cảng biển.

Như vậy, sau hai lần lùi kế hoạch, TP HCM bắt đầu thu phí hạ tầng cảng biển từ 0h ngày ¼. Lãnh đạo Cảng vụ đường thuỷ nội địa cũng cho biết kế hoạch thu phí trước đó được thành phố dự tính từ 1/7/2021, tuy nhiên do Covid-19 nên lùi lại tháng 10/2021 rồi tiếp tục dời đến đầu tháng 4 năm nay. Trong khoảng thời gian này, mức dự thu ước tính khoảng 2.200 tỷ đồng, được xem như phần hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch.

Mức thu từ đầu tháng 4 áp dụng thấp nhất 15.000 đồng cho mỗi tấn hàng không đóng trong container (hàng xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP HCM); cao nhất 4,4 triệu đồng mỗi container loại 40 feet (hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, chuyển khẩu). Các trường hợp được miễn phí gồm hàng nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

>>>Doanh nghiệp "chết dở" vì phí hạ tầng cảng biển

>>>TP.HCM: Doanh nghiệp vẫn muốn lùi thời gian thu phí cảng biển

Quy trình thu phí triển khai qua hệ thống điện tử, không dùng tiền mặt. Người nộp phí kê khai thông tin trên hệ thống thông quan điện tử của hải quan. Các dữ liệu tích hợp với hệ thống thu phí cảng biển sẽ tự động thông báo mức phí. Sau khi hoàn thành đóng phí, ngân hàng sẽ gửi thông báo, in biên lai điện tử và chia sẻ qua hệ thống cảng để xác nhận đưa hàng hoá qua cảng.

Thống kê ghi nhận có 2.000 doanh nghiệp tham gia vận hành thử nghiệm, các thao tác đều diễn ra suôn sẻ.

Thống kê của Cảng vụ TP.HCM ghi nhận có 2.000 doanh nghiệp tham gia vận hành thử nghiệm, các thao tác đều diễn ra suôn sẻ.

Với việc chính thức thu phí này, doanh nghiệp cũng đề nghị thành phố minh bạch trong sử dụng khoản thu và đầu tư những công trình cụ thể để đảm bảo hiệu quả của đề án.

Theo ông Võ Tiến Dũng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn giao nhận vận tải Bầu Trời Xanh, với chi phí từ nguồn thu này, doanh nghiệp mong muốn thành phố thông báo rõ ràng trên hệ thống thông tin truyền thông và để doanh nghiệp biết được thành phố đã sử dụng, đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng.

Theo danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam của Bộ Giao thông Vận tải, TP HCM hiện có 42 cảng biển, trong đó giai đoạn đầu triển khai thu phí tại 26 cảng biển đã kết nối hệ thống.

Cảng biển TP HCM gồm 4 khu cảng chính: khu bến cảng Cát Lái (sông Đồng Nai); khu bến cảng Nhà Bè (sông Nhà Bè); bến cảng trên sông Sài Gòn; khu bến cảng Hiệp Phước (sông Soài Rạp).

Trong năm 2021, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển TP HCM là 164,19 triệu tấn (tăng 0,65% so với năm 2020), chiếm 23,36% sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển của cả nước (703 triệu tấn). Dự kiến năm 2022, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển thành phố ước đạt 172,40 triệu tấn.

Theo Sở Giao thông Vận tải TP HCM, hiện kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố không đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của sản lượng hàng hóa lưu thông qua cảng.

Điều này gây ra tình trạng ùn tắc hàng hóa và ảnh hưởng đến hoạt động giao thông tại các khu vực lân cận, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hoá trong khu vực cảng, tăng chi phí logistics.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TP HCM chính thức thu phí cảng biển từ 1/4: Doanh nghiệp mong tái đầu tư hạ tầng hợp lý tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714105446 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714105446 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10