“Xoay trục” thị trường nông sản

THY HẰNG 31/12/2023 02:30

Thủ tướng cho rằng Nhà nước lo tìm kiếm, kết nối thị trường và ký kết các hiệp định, kết nối... Còn nông dân, doanh nghiệp phải giữ và đáp ứng yêu cầu của thị trường.

>>>Xuất khẩu gạo tiếp đà tăng tốc năm 2024

Tại Hội nghị đối thoại Thủ tướng với nông dân, trả lời câu hỏi “Chính phủ có giải pháp gì để giúp nông dân nắm bắt đầy đủ, kịp thời các thông tin thị trường trong nước và xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nông sản?”, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, chúng ta vừa xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của mình. Quan trọng nhất là Bộ vẫn nắm bắt được tín hiệu thị trường và nắm bắt được nhu cầu của bà con để thông tin.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, chúng ta vừa xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của mình.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, chúng ta vừa xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu của mình.

Thứ nhất, xây dựng chính sách, thể chế. Thứ hai là kết nối cung cầu. Thứ ba là phối hợp các cơ quan đơn vị liên quan để đào tạo tập huấn, nâng cao nhận biết các khó khăn của bà con khi gặp sự cố bất lợi trong thị trường trong và ngoài nước.

Về kiến thức pháp luật, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết Bộ đã trình Chính phủ ban hành các đề án, đổi mới kiến thức kinh doanh nông sản và định hướng đến năm 2030 và đưa ra có nhiều dự án, chương trình cụ thể liên quan như dự án kênh tiêu thụ liên kết theo vùng, bản đồ số hóa kết nối điểm bán, điểm bán sản xuất phẩm, xây dựng kho dự trữ, đào tạo kiến thức kinh doanh nông sản... Đặc biệt tích cực xây dựng tăng cường làm Đề án "Người việt ưu tiên dùng hàng Việt", tiếp tục tuyên truyền quảng bá tiêu thụ sản phẩm trong nước.

Trên thực tế, Bộ không chỉ làm một mình mà phải phối hợp với các bộ, địa phương và phối hợp với các Sở Công thương các tỉnh, thành để quảng bá, thu mua, tiêu thụ các sản phẩm. Đơn cử như vừa qua đã triển khai với các sản phẩm thanh long, dưa hấu ở Bình Thuận, cà rốt ở Hải Dương, dừa ở Bến Tre...

Thứ 2 vấn đề thông tin không chỉ trong nước và quốc tế như vấn đề xuất khẩu. Thông tin có 2 hướng về thuận lợi, cung cấp đầy đủ có trang Web của đơn vị hay các thông tin bất lợi với các sản phẩm tôm, cá như các nước áp dụng các hàng rào kỹ thuật chống bán phá giá... Bộ có kênh thông tin cảnh báo sớm để bà con có thông tin, dự báo trước. Hệ thống có hàng tuần, có web để thông tin rộng hơn cho bà con tiếp cận.

“Xu thế hiện nay, chúng ta phải sản xuất nông nghiệp xanh, các nước phát triển áp dụng làm các hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn kép liên quan đến bảo vệ môi trường, như về rừng liên quan đến môi trường nên chúng ta phải lưu ý”, Thứ trưởng khẳng định. Ví dự như Bộ có thông tin về mạng lưới tiêu thụ, các chương trình trên các đài, có các kênh chuyên đề nêu rất rõ bà con cập nhật thêm.

Đồng thời, cho biết về xây dựng thương hiệu và bảo vệ thương hiệu. Xây đã khó nhưng bảo vệ thương hiệu còn khó hơn. Trong thị trường thì buôn có bạn, bán có phường. Chúng ta phải kết hợp giữa giá trị văn hóa, truyền thống. Nếu xây dựng thương hiệu lớn thì phải có các doanh nghiệp lớn.

>>>Dấu ấn ngành nông nghiệp 2023: Nhiều kỷ lục mới

Tiếp phần trả lời này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra hai vấn đề cần phải thực hiện ngay. Một là kiến thức thì phải dạy và học. Nhà nước phải có chương trình tuyên truyền phổ biến cho người dân bằng các hình thức khác nhau như chỉ đạo hệ thống báo chí, đài để thông tin cho bà con, hướng dẫn cho nông dân vào các khung giờ vàng như vào 6 giờ sang và 18 đến 19h tối hàng ngày để bà con quan tâm theo dõi thuận lợi, tiếp thu các kiến thức hiệu quả cao nhất.

Thủ tướng cho rằng Nhà nước lo tìm kiếm, kết nối thị trường và ký kết các hiệp định, kết nối của người dân, hiệp hội với đại sứ quán...

Thủ tướng cho rằng Nhà nước lo tìm kiếm, kết nối thị trường và ký kết các hiệp định, kết nối của người dân, hiệp hội với đại sứ quán...

Thủ tướng yêu cầu phải phổ biến hay phát hành sách cho nông dân về khoa học, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới. Hơn nữa, bà con nông dân cũng phải học và chia sẻ cho nhau cùng tiến bộ, cùng sản xuất giỏi hơn.

Đối với thị trường, Thủ tướng cho rằng Nhà nước lo tìm kiếm, kết nối thị trường và ký kết các hiệp định, kết nối của người dân, hiệp hội với đại sứ quán...

Muốn giữ được thị trường thì bà con phải giữ và sản xuất đạt yêu cầu của thị trường, có sản phẩm chất lượng cao hay cả mẫu mã, bao bì, truy xuất... đều phải đạt và giữ được thị trường. “Như sầu riêng hiện nay đang phát triển tốt, xuất khẩu nhiều nhưng khi mình chủ quan đưa sản phẩm kém vào thì sẽ làm ách tắc ngay, gây nguy hiểm cho thị trường của mình, mất uy tín với bạn hàng, thị trường xuất khẩu”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Ba đột phá cho phát triển nông nghiệp xanh

    20:00, 30/12/2023

  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi sang "tư duy kinh tế"

    19:23, 30/12/2023

  • Dấu ấn ngành nông nghiệp 2023: Nhiều kỷ lục mới

    02:45, 30/12/2023

  • Cân nhắc việc áp thuế VAT 5% với phân bón và vật tư nông nghiệp

    04:00, 13/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Xoay trục” thị trường nông sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO