Bốn ngân hàng Việt Nam được IFC nâng mức tài trợ thương mại lên 294 triệu USD

Minh Ngọc 22/02/2020 07:02

IFC đã tăng hạn mức tài trợ thương mại cho 4 ngân hàng đối tác tại Việt Nam với tổng hạn mức mới là 294 triệu USD để ứng phó những khó khăn về tài trợ thương mại cho các Doanh nghiệp.

IFC đánh giá dịch COVID-19 lan rộng đã gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài sự sụt giảm trong ngành du lịch và các dịch vụ liên quan, dịch còn ảnh hưởng giao thương qua biên giới, tác động tiêu cực đến ngành sản xuất chế tạo, kinh doanh nông nghiệp và nhiều ngành khác.

IFC đã tăng hạn mức tài trợ thương mại cho 4 ngân hàng đối tác tại Việt Nam với tổng hạn mức mới là 294 triệu USD, để ứng phó những khó khăn về tài trợ thương mại cho các Doanh nghiệp.

IFC đã tăng hạn mức tài trợ thương mại cho 4 ngân hàng đối tác tại Việt Nam với tổng hạn mức mới là 294 triệu USD, để ứng phó những khó khăn về tài trợ thương mại cho các Doanh nghiệp.

Để giúp chủ động ứng phó với tình hình, IFC đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam bằng việc gia tăng hạn mức tài trợ thương mại cho bốn ngân hàng thương mại đang là khách hàng của IFC, bao gồm Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Tienphongbank).

Tổng hạn mức mới 294 triệu USD sẽ cho phép các ngân hàng nâng cao năng lực đảm bảo rủi ro thanh toán trong tài trợ thương mại cho các công ty trong nước, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa.  

Sáng kiến này hưởng ứng yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp trong nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại khi các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi dịch cúm do virus Corona gây ra (COVID-19), đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng và thương mại. 

Đại diện Ngân hàng cho biết, sáng kiến này của IFC sẽ góp phần giúp các ngân hàng chủ động đối phó với những khó khăn về thanh khoản cũng như xu hướng giảm thiểu rủi ro thường thấy trong giai đoạn đầy thử thách này. 

"Bảo đảm của IFC sẽ giúp các ngân hàng trong nước tăng tài trợ thương mại một cách đáng kể cho nhiều công ty xuất nhập khẩu, trong đó có những công ty gặp khó khăn về tín dụng và phải dựa vào các khoản tài trợ của ngân hàng để bảo đảm dòng tiền và mua nguyên liệu đầu vào”, đại diện Ngân hàng chia sẻ thêm.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm hơn 32% do bị ảnh hưởng Covid-19

    Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm hơn 32% do bị ảnh hưởng Covid-19

    06:51, 22/02/2020

  • [COVID-19]: Dự án nghiên cứu vắc xin của Việt Nam có thể có kết quả trong 12 tháng tới

    [COVID-19]: Dự án nghiên cứu vắc xin của Việt Nam có thể có kết quả trong 12 tháng tới

    04:18, 22/02/2020

  • VCCI Đà Nẵng đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp vượt “bão COVID-19”

    VCCI Đà Nẵng đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp vượt “bão COVID-19”

    12:34, 21/02/2020

Ông Mehmet Mumcuoglu, Giám đốc Khối Định chế Tài chính IFC khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng, mức tài trợ thương mại tăng lên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro tài trợ thương mại, nhờ đó giảm nhẹ tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam và khu vực tư nhân.

IFC kỳ vọng, hành động này có thể chung tay hỗ trợ những khó khăn về tài trợ thương mại mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải bởi COVID-19 lan rộng, gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam kể từ khi ca nhiễm virus đầu tiên được công bố vào cuối tháng một.

IFC cũng cho biết sẽ cân nhắc các can thiệp mở rộng khác để tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu tác động kinh tế của COVID-19 và giúp duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bốn ngân hàng Việt Nam được IFC nâng mức tài trợ thương mại lên 294 triệu USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO