Các nhóm giải pháp chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp

MINH NGỌC 10/10/2023 12:37

Chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là xu hướng tất yếu của sự phát triển, đặc biệt việc chuyển đổi không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để chúng ta xây dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp.

>>Doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để thích ứng

Tại Hội thảo “Chuyển đổi xanh – Xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp”, ông Phương Hoàng Kim – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết, năm 2021, Chính phủ đã đưa ra cam kết cùng cộng đồng quốc tế thực hiện phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam tại Hội nghị COP26, đây là một mục tiêu đầy tham vọng và để đạt được chúng ta cần rất nhiều nguồn lực trong nước và quốc tế, cần sự chung tay cùng thực hiện của cả nền kinh tế, đặc biệt là quá trình chuyển đổi xanh, thực hiện các giải pháp giảm phát từ chính cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất - hiện đang là các nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu hiện nay.

ông Phương Hoàng Kim – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công thương

Ông Phương Hoàng Kim – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công thương

Trong thực tế, để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” và chuyển đổi xanh hướng đến phát triển bền vững, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngành Công Thương chịu trách nhiệm hỗ trợ, thúc đẩy triển khai áp dụng ba nhóm giải pháp:

Thứ nhất: áp dụng các giải pháp về quản lý, công nghệ, thiết bị, kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí năng lượng đầu vào, giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính do giảm nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng có nguồn gốc hóa thạch – Nguyên nhân chính gây phát thải khí nhà kính hiện nay. Các giải pháp được thể chế hóa tại Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 và được Chính phủ hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, người dân thực hiện thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ năm 2006 đến nay và tiếp tục thực hiện đến năm 2030.

Thứ hai: khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch – được xem là có mức phát thải khí nhà kính bằng “0” như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện, địa nhiệt, sinh khối, Hydrogen,... Việc gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng này cũng làm giảm nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch như hiện nay. Để hỗ trợ thực hiện các giải pháp này, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát triển cho các loại hình năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng từ chất thải...

Thứ ba: áp dụng tổng thể các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, nguyên nhiên liệu đầu vào của hoạt động sản xuất, giảm thiểu tối đa chất thải ra môi trường và tận dụng tối đa các cơ hội áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ... hướng đến mô hình sản xuất bền vững của doanh nghiệp. Để hỗ trợ giải pháp này, Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp từ năm 2009 và đã được nâng cấp, bổ sung nội dung thực hiện thành Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030 đang được Bộ Công Thương chủ trì triển khai thực hiện theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

cc

Hội thảo sẽ nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về phổ biến, tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời kết hợp xu thể chuyển đổi nền kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net zero) đến năm 2050.

Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, bên cạnh 3 nhóm giải pháp kỹ thuật cụ thể nêu trên, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng đã quy định rõ về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp phải tham gia thực hiện giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình, theo đó các quy định về kiểm kê phát thải khí nhà kính phải thực hiện từ năm 2023, xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tự thực hiện đến năm 2025 và bắt buộc thực hiện theo hạn ngạch được phân bổ từ năm 2026 trở đi, hay các cơ chế hỗ trợ thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải thông qua sàn giao dịch tín chỉ các-bon, cơ chế bù trừ tín chỉ các-bon... sẽ được áp dụng thử nghiệm từ năm 2025 là những cơ chế thị trường sẽ được triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm phát, chuyển đổi xanh, hướng đến nền sản xuất bền vững của mình.

"Chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu của sự phát triển, đặc biệt có thể thấy việc chuyển đổi không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để chúng ta xây dựng được Chiến lược phát triển doanh nghiệp mình một cách hiệu quả nhất", ông Phương Hoàng Kim nhấn mạnh.

 >>Chuyển đổi xanh và tăng trưởng trung hạn: Bài 2 - Đầu tư năng lượng tái tạo

bà Nguyễn Thị Thúy Mai - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng

Bà Nguyễn Thị Thúy Mai - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng

Bên cạnh đó,  bà Nguyễn Thị Thúy Mai - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cũng cho rằng: Trước những tác động của biến đổi khí hậu, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt,… việc từng bước ‟xanh hoá” sản xuất, nhà máy xanh, công nghệ xanh, nguyên liệu sạch, năng lượng xanh để hướng tới sản xuất xanh đang trở thành xu thế tất yếu và là công cụ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Với các cam kết hành động mạnh mẽ của Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng xác định chuyển đổi xanh, phát triển bền vững sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới của doanh nghiệp.

“Hội thảo sẽ nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về phổ biến, tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời kết hợp xu thể chuyển đổi nền kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net zero) đến năm 2050. Đây cũng là không gian để cộng đồng các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cùng nhau kết nối, thảo luận và chia sẻ quan điểm về những thách thức và cơ hội khi tham gia tiến trình Net Zero, hành trình kinh tế xanh trong xu thế vượt suy thoái và phát triển ổn định, bà Mai cho hay. 

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Tất Tú Linh, Giám đốc Phát triển thị trường GreenYellow cho biết: Thành phố Đà Nẵng có nhiều doanh nghiệp tiềm năng và có nhiều lợi thế so với các thị trường khác. Có thể nói, nhu cầu năng lượng vẫn rất cao, nhất là điện dành cho sản xuất. Đây sẽ là cơ hội lớn vì nền kinh tế Việt Nam gần đây có sự phục hồi và liên tục tăng trưởng. Thứ hai, sự hỗ trợ của các doanh nghiệp và cơ quan ban ngành đối với các công ty như GreenYellow cũng rất thuận lợi.

Hiện nay, GreenYellow đang nỗ lực để mở rộng thị trường cùng với các dịch vụ giám sát, lưu trữ và tiết kiệm năng lượng, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mua điện, giúp ổn định sản xuất, vừa giúp bảo vệ mái nhà máy, đáp ứng tiêu chí xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, điện mặt trời cũng giúp cung cấp chứng chỉ xanh cho các doanh nghiệp. Đây là ưu điểm rất lớn, giúp doanh nghiệp tiếp cận các thị trường lớn như châu Âu, châu Mỹ hay Nhật Bản, vốn là những thị trường khó tính và đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyển đổi số, chuyển đổi xanhp/hay chấp nhận “đào thải”

    Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hay chấp nhận “đào thải”

    14:18, 03/10/2023

  • Bắt nhịp xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

    Bắt nhịp xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

    12:24, 02/10/2023

  • Doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để thích ứng

    Doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để thích ứng

    18:00, 30/09/2023

  • "Bước đi" mới của EU trong chuyển đổi xanh, giảm phụ thuộc Trung Quốc

    03:30, 30/09/2023

  • Châu Âu

    Châu Âu "đau đầu" vì cái giá phải trả cho chuyển đổi xanh

    04:00, 28/09/2023

  • Chuyển đổi xanh và tăng trưởng trung hạn: Bài 2 - Đầu tư năng lượng tái tạo

    Chuyển đổi xanh và tăng trưởng trung hạn: Bài 2 - Đầu tư năng lượng tái tạo

    11:00, 25/09/2023

  • Đức đối mặt

    Đức đối mặt "cơn gió ngược" trong chuyển đổi xanh

    04:30, 25/09/2023

  • Chuyển đổi xanh và tăng trưởng trung hạn: Bài 1 - Động lực truyền thống

    Chuyển đổi xanh và tăng trưởng trung hạn: Bài 1 - Động lực truyền thống

    01:00, 25/09/2023

  • Áp lực tạo cơ hội từ quy định chuyển đổi xanh của EU

    Áp lực tạo cơ hội từ quy định chuyển đổi xanh của EU

    03:30, 21/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các nhóm giải pháp chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO