Cần chính sách quốc gia về hàng không dân dụng

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia khẳng định, để tận dụng được dư địa của ngành hàng không và khiến ngành này phát triển thì cần một chính sách quốc gia về hàng không dân dụng.

Tại hội thảo hàng không Việt Nam - chắp cánh ước mơ được tổ chức vào chiều nay (26/7) tại Thanh Hóa nhiều chuyên gia khẳng định, tiềm năng cho ngành hàng không là rất lớn. Tuy nhiên, quá trình phát triển ngành hàng không ở thời điểm hiện tại lại gặp phải một số cản trở nhất định.

Về vấn đề này, theo quan điểm của Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam khẳng định dư địa của ngành hàng không là rất lớn nhưng hạ tầng hàng không Việt Nam đang có nhiều bất cập, trong đó tắc nghẽn là hiện hữu.

“Cơ sở hạ tầng ở thời điểm hiện tại, chưa đáp ứng được nhu cầ phát triển của ngành hàng không. Thực trạng này rất cần sự tham gia của tư nhân vào phát triển hàng không, và mô hình đối tác công tư là mô hình tiềm năng nhất để phát triển hàng không Việt Nam trong trương lai. Chúng tôi luôn ủng hộ việc cạnh tranh, tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, đặc biệt phát huy vai trò kinh tế tư nhân. Khi ngành hàng không Việt Nam có sự mở rộng, phát triển cho khu vực tư nhân, ví dụ như với việc Bamboo Airwaystham gia thị trường là kịch bản tốt cho sự cạnh tranh, phát triển của ngành hàng không Việt Nam”, ông Du nói.

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam khẳng định dư địa của ngành hàng không là rất lớn nhưng hạ tầng hàng không Việt Nam đang có nhiều bất cập, trong đó tắc nghẽn là hiện hữu.

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam khẳng định dư địa của ngành hàng không là rất lớn nhưng hạ tầng hàng không Việt Nam đang có nhiều bất cập, trong đó tắc nghẽn là hiện hữu.

Trước vấn đề được đặt ra là hạ tầng chưa đáp ứng cho sự phát triển hạ tầng của hàng không, ông Nguyễn Thiện Tống, Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP HCM cho biết, cần có chính sách quốc gia về hàng không dân dụng, chúng ta đang thiếu, phải giải quyết từng vấn đề riêng lẻ, Chính phủ, Quốc hội phải có hội thảo để đóng góp ý kiến quốc gia về hàng không dân dụng, trong đó có những vấn đề mà chúng ta đã nêu.

“Hàng không tác động lớn đến nền kinh tế. Tôi đã từng là trưởng nhóm nghiên cứu về việc mở rộng sân bay Thống Nhất, chúng tôi thấy rằng bình quân khách hàng không nội địa đóng góp cho phát triển kinh tế là 100 USD, 1.000 khách nội địa đóng góp 1 tỷ USD cho nền kinh tế còn khách quốc tế là 500 USD, 200 triệu khách quốc tế đóng góp 10 tỷ USD cho kinh tế”, ông Tống dẫn chứng.

Tại hội thảo hàng không Việt Nam - chắp cánh ước mơ được tổ chức vào chiều nay (26/7) tại Thanh Hóa

Toàn hội thảo hàng không Việt Nam - chắp cánh ước mơ được tổ chức vào chiều nay (26/7) tại Thanh Hóa.

Thêm vào đó, ông Tống cho rằng, phải có chính sách mạnh, rõ ràng để lôi kéo đầu tư phát triển hàng không. Hiện nay trên thế giới có 14% sân bay là có sự tham gia của tư nhân, và các sân bay tư nhân này chuyên chở đến 41% khách quốc tế. Những chỗ nào đông khách, tạo ra nghẽn hạ tầng thì mới cần đầu tư, như Tân Sơn Nhất, Nội Bài... trong khi cái ta thiếu là cần phát triển hạ tầng ở những nơi thiếu.

"Trước đây, ta nói hàng không là quốc gia, không có tư nhân, nhưng bây giờ tư nhân tham gia rất nhiều. Tôi cho rằng cần tham khảo chính sách như ở Ấn Độ, họ có chủ trương có những sân bay 100% tư nhân đầu tư. Để khai thác tiềm năng, có nhu cầu đến thì hạ tầng cơ sở là điểm nghẽn lớn nhất nên làm sao gắn sự khai thác sân bay và máy bay", ông Tống nói. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cần chính sách quốc gia về hàng không dân dụng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711705972 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711705972 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10