Cần “cú hích” nguồn cung bất động sản Hải Phòng

LAN VŨ 25/04/2022 15:46

Các tỉnh Duyên hải Bắc bộ với tiềm năng phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và tốc độ đô thị hóa cao, hạ tầng phát triển đồng bộ đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư BĐS lớn.

>>>Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Cơ hội lớn từ hội nhập

Mảnh đất màu mỡ

Phát biểu tại  Diễn đàn “Bất động sản khu vực Duyên hải Bắc bộ 2022: Chuyển mình đón sóng đầu tư”, ông Nguyễn Quốc Khánh - Chủ tịch G5 Invest, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 40 triệu người, sống tại 862 đô thị, chiếm 45% dân số.

Nguyễn Quốc Khánh – Chủ tịch G5 Invest, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS).

Ông Nguyễn Quốc Khánh – Chủ tịch G5 Invest, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS).

Theo như dự báo năm 2025, khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số, trong đó có ít nhất những siêu đô thị 10 triệu dân và 5 đô thị gần 10 triệu dân.

Theo ông Khánh, Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ (hàng đầu châu Á). Đặc biệt, sau đại dịch Việt Nam tăng trưởng dương. Do đó, nhu cầu xây dựng rất lớn, khoảng 400 ngàn ha năm 2020 và dự kiến 450 ngàn ha năm 2025. Diện tích đô thị trung bình là 85-90m2/đầu người, nhà ở đô thị bình quân đạt 15-20m2/đầu người.

Đường quốc lộ cũng tăng thêm gần 5000km (tăng lên 4 lần từ 1150 lên tới 5000km), thêm 6 sân bay và 1 cảng biển quốc tế, đó là một dư địa rất tốt như sân bay Long Thành. Tới đây, Hải Phòng cũng có 1 sân bay đầu tư mới.

"Năm 2018, lượng nhà ở tăng lên rất mạnh mẽ nhưng năm 2021 lượng giảm đi rất nhiều, chính vì vậy giá nhà, giá bất động sản các vùng đều gia tăng rất mạnh mẽ vì các nguyên nhân: Do nguồn cung, những năm vừa qua đại dịch và một số chính sách đối các nhà đầu tư là vướng, khó khăn nên dự án không hoàn thành được nên nguồn cung rất ít. Đó là một trong những nguyên nhân kéo giá bất động sản lên. Một nguyên nhân nữa là nhu cầu nhà ở rất lớn" - ông Khánh cho biết.

Toàn cảnh diễn đàn

Toàn cảnh diễn đàn

Bất động sản nghỉ dưỡng, sau việc tăng trưởng nóng trước khi đại dịch, năm 2018 các vùng Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, đặc biệt là Quảng Ninh đã phát triển rất mạnh mẽ, tăng trưởng rất cao, số khách du lịch đến rất lớn.

Năm 2018 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 15-16 triệu, khách du lịch nội địa là hơn 80 triệu. Tuy nhiên so với Thái Lan chỉ bằng 1 nửa, như vậy tiềm năng du lịch của Việt Nam còn rất lớn. 

Chưa tương xứng tiềm năng

>>Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Nhiều xung lực để hồi phục và phát triển đột phá

>>Bất động sản Duyên hải Bắc Bộ: Chuyển mình đón sóng đầu tư 

Trong những năm gần đây Hải Phòng có GDP bình quân trên đầu người cao nhất cả nước và nhất là trong năm 2021 vừa qua là năm khó khăn chung của cả nước nhưng Hải Phòng vẫn luôn đạt được những con số tăng trưởng. Đó là một điều kiến các nhà đầu tư đánh giá cao.

Vốn FDI năm 2021 khoảng 5,2 tỷ USD với khoảng 400 dự án. Hạ tầng đô thị và du lịch đang được quan tâm đầu tư mạnh là động lực kích thích thị trường bất động sản Hải Phòng tăng tốc.

Với một vị trí kết nối giao thương đặc biệt, tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, phát triển sôi động, là động lực tăng trưởng của cả nước. Ít địa phương có lợi thế như Hải Phòng, hạ tầng giao thông không ngừng hoàn thiện, là trung tâm sản xuất công nghiệp khu vực miền Bắc.

Dự án chung cư, tỷ lệ hấp thụ khá tốt, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp khá cao, giá thuê khá tốt là 96 USD/m2. Có 12 KCN, tiếp tục thành lập 15 KCN là động lực thu hút các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo ông Khánh, thị trường bất động sản Hải Phòng vẫn gặp một số hạn chế. Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đầy đủ, thiếu đồng bộ. Hạ tầng đô thị chưa đúng yêu cầu phát triển. Du lịch cũng là thế mạnh nhưng cơ sở hạ tầng còn yếu, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh yếu.

Chưa có quy hoạch chung, thiếu tính định hướng chiến lược. Cơ cấu bất động sản chưa hợp lý, một số phân khúc quan trọng chưa được quan tâm thực sự. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh, dịch vụ bất động sản chưa được chú trọng đúng mức.

Để thúc đẩy thị trường bất động sản Hải Phòng, ông Khánh đề xuất cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý, tiếp tục giảm thiểu các thủ tục hành chính. Công khai toàn bộ các thông tin quy hoạch và cập nhật thường xuyên. Ưu tiên quỹ đất cho các dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, cần có chính sách thu hút mạnh hơn cho đầu tư bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, tận dụng tốt hơn lợi thế sẵn có của Hải Phòng. Khơi thông nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước cho các nhà xưởng, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Có thể bạn quan tâm

  • Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Cơ hội lớn từ hội nhập

    Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Cơ hội lớn từ hội nhập

    15:13, 25/04/2022

  • Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Nhiều xung lực để hồi phục và phát triển đột phá

    Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Nhiều xung lực để hồi phục và phát triển đột phá

    14:20, 25/04/2022

  • Hải Phát Land - TOP 5 Đơn vị môi giới bất động sản uy tín 2022

    Hải Phát Land - TOP 5 Đơn vị môi giới bất động sản uy tín 2022

    14:00, 25/04/2022

  • [TRỰC TIẾP] Diễn đàn Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Chuyển mình đón sóng đầu tư

    [TRỰC TIẾP] Diễn đàn Bất động sản Duyên hải Bắc bộ 2022: Chuyển mình đón sóng đầu tư

    11:43, 25/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cần “cú hích” nguồn cung bất động sản Hải Phòng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO