Cẩn trọng trước “bẫy” lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế

Diendandoanhnghiep.vn Trước hàng loạt các thủ đoạn lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế đã diễn ra trong thời gian vừa qua, các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp Việt cần đặc biệt chú trọng…

>> Cần cơ chế cho nhượng quyền thương mại quốc tế

Theo đó, Việt Nam đã và đang tham gia 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, việc tham gia nhiều FTA mang đến cơ hội cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nhiều cơ hội khi Việt Nam tham gia - Ảnh minh họa: ITN

Doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nhiều cơ hội khi Việt Nam tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới - Ảnh minh họa: ITN

Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 683 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD. Năm 2023, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư ước đạt 26 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, tín hiệu tích cực thương mại quốc tế mang lại, không ít doanh nghiệp xuất khẩu đã phải đối diện với tình trạng bị lừa đảo, dẫn đến các thiệt hại về tài sản.

Thực tế, số liệu từ Hiệp hội Chuyên gia chống lừa đảo toàn cầu năm 2022 cho thấy, các doanh nghiệp toàn cầu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo, giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD, giá trị trung vị là 117 nghìn USD.

>> Bảo vệ thương hiệu trong kinh doanh nhượng quyền

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thì các

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thì các "bẫy" lừa đảo thương mại quốc tế vẫn để lại đó không ít lo ngại - Ảnh minh họa: ITN

Nhìn nhận về thực tế đã nêu, trước đó, ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam dù có nhiều trải nghiệm xuất khẩu, nhưng đa số là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, chưa dày kinh nghiệm phòng ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp thương mại quốc tế. Rất nhiều doanh nghiệp chưa quen thuộc với văn hoá kinh doanh của các nước nhập khẩu, có khi chưa hiểu biết nhiều các đối tác, hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nghiệp chưa quen sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp thương mại như trọng tài thương mại hay hòa giải thương mại.

Vấn đề lừa đảo, gian lận trong thương mại quốc tế không phải vấn đề mới, trong đó, không ít các khuyến cáo từ các chuyên gia, cơ quan quản lý đã được đưa ra, thế nhưng trên thực tế, tình trạng các doanh nghiệp Việt bị cuốn vào “bẫy” này vẫn không ít.

Theo bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho hay, thời gian gần đây, nhất là từ đầu năm 2023 tới nay, Thương vụ ghi nhận số vụ lừa đảo nhỏ trên địa bàn sở tại tăng nhanh, bình quân 10 vụ/tháng liên quan đến việc đòi, yêu cầu của doanh nghiệp Canada về chứng chỉ không có thật. Theo quan sát, do đang "khát" đơn hàng nên khi nhận được lời đề nghị từ nước ngoài, nhất là từ thị trường tin cậy như Canada, doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng chủ quan, dẫn tới sơ hở khi tiếp cận cũng như soạn thảo hợp đồng.

Trong khi đó, tại thị trường Tây Ban Nha, đại diện Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại khu vực này cũng cho hay, gần 3 năm qua Thương vụ trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết 7 vụ việc liên quan đến lừa đảo trong giao dịch quốc tế. Trong đó 5 vụ việc liên quan xuất khẩu hạt điều, 1 vụ liên quan đến xuất khẩu hồ tiêu đen, 1 vụ liên quan đến xuất khẩu sản phẩm gang đúc...

Theo các chuyên gia, hình thức lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế phổ biến bao gồm: Người mua phối hợp với đối tượng lừa đảo làm giả chứng từ chiếm đoạt giấy tờ gốc để chiếm đoạt hàng; doanh nghiệp Việt Nam mua hàng đã đặt cọc nhưng đối tác không giao hàng; đối tác thông báo mở tài khoản ở ngân hàng uy tín nhưng không hoạt động; công ty đối tác không giao hàng hoặc giao hàng không đạt tiêu chuẩn;... Hiện, nhiều thủ đoạn lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế ngày một gia tăng và tinh vi hơn khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam dễ dàng “sập bẫy”.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, quá trình thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến việc xác minh đối tác, chắn chắn trong các điều khoản hợp đồng, hình thức thanh toán... để tránh “bẫy”. Đồng thời, lưu ý khi ký hợp đồng với môi giới doanh nghiệp cần làm rõ trách nhiệm của bên môi giới trong việc thu hồi tiền hàng hoặc các điều khoản thanh toán tiền hoa hồng. Nếu làm việc với môi giới mà người bán không biết rõ thông tin bên mua thì cần có điều khoản “bên môi giới chịu trách nhiệm xác minh tín nhiệm của người mua”, các điều khoản này cần được quy định chặt chẽ, rõ ràng trong hợp đồng môi giới.

Đặc biệt, doanh nghiệp nên sớm làm quen với sử dụng dịch vụ tư vấn và dịch vụ pháp lý chuyên ngành. Coi các công ty tư vấn và pháp lý là người bạn đồng hành trong toàn bộ quá trình kinh doanh chứ không chỉ là tiếp cận họ khi xảy ra tranh chấp. Vì các công ty này có kinh nghiệm giúp doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, rà soát hợp đồng, giúp doanh nghiệp tránh được các điều khoản bất lợi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cẩn trọng trước “bẫy” lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714336210 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714336210 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10