CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (XI): Năng lượng tái tạo sẽ chiếm xu thế trong năm 2021

LINH NGA 16/02/2021 12:24

Phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo là giải pháp quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước đã tới hạn.

quyết 55-NQ/TW và các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng Hội đồng tư vấn khoa học, giáo dục và Môi trường Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tổ chức.

Diễn đàn Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam do VCCI chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng Hội đồng tư vấn khoa học, giáo dục và Môi trường Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tổ chức.

LTS: Trong năm 2020, 2021, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp nêu. Trước thềm Xuân Tân Sửu 2021, Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ có loạt bài viết điểm lại những chỉ đạo của Thủ tướng và những khuyến nghị cho thời gian tới.

Năm 2021, dự báo tiêu thụ điện sẽ tăng trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Đáng chú ý, các dự án năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió sẽ thiết lập kỷ lục mới về công suất nhờ thời hạn đóng điện để hưởng cơ chế giá điện cố định (FiT).

Theo dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhu cầu tiêu thụ điện sẽ hồi phục và tăng trưởng với tốc độ 8 - 10% trong năm 2021. Điều này xuất phát từ việc các tổ chức nghiên cứu đánh giá kinh tế Việt Nam sẽ có sự phục hồi tích cực trong năm 2021.

Với những dự báo này, theo Trung tâm điều tiết điện quốc gia, tổng sản lượng điện năm 2021 sẽ đạt 267,9 tỷ kWh, tăng 7,15% so với năm 2020. Do đó, nhu cầu điện được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất điện, đặc biệt là doanh nghiệp năng lượng tái tạo.

Nhóm chuyên gia Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt đánh giá, trong năm 2021, điện mặt trời và điện gió sẽ tiếp tục mở rộng và hưởng cơ chế ưu đãi của EVN nhờ chính sách tập trung nguồn năng lượng xanh trong quy hoạch điện VIII.

Về vấn đề này, trong năm vừa qua – 2020, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã có chuỗi bài viết và một Diễn đàn “Nghị quyết 55 – NQ/TW và các giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam” đồng thời trao chứng nhận cho các dự án trong chương trình bình chọn “Dự án Năng lượng tái tạo tiêu biểu năm 2020” cũng đã được diễn ra. Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý thông tin vấn đề Tạp chí nêu.

5363/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

5363/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Về điện gió, hiện có rất nhiều đề xuất dời hạn đóng điện hưởng giá FiT, tuy nhiên vẫn chưa có công văn chính thức nào thay đổi thời hạn trước tháng 11/2021. Trong văn bản số 5363/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu phản ánh của Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 26/6 có phản ánh: Hiệp hội Năng lượng Việt Nam khuyến nghị để điện gió phát triển xứng tầm, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, rất cần thiết phải xem xét có chính sách ưu tiên phát triển điện gió dài hạn. Đồng thời có thêm ưu đãi để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào năng lượng tái tạo nói chung, điện gió nói riêng.

“Về thông tin Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh nêu trên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công Thương nghiên cứu, tham khảo trong quá trình tham mưu, quản lý phát triển điện gió và các dạng năng lượng tái tạo khác”, văn bản nêu rõ.

Cụ thể, bài viết “Đầu tư điện gió: Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ Chính phủ” của Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 26/6 đề cập, báo cáo từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, năng lượng điện gió đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam cũng được đánh giá là có thể phát triển điện gió từ 30GW điện gió trên đất liền như hiện nay lên hàng trăm nghìn MW công suất điện gió.

“Tại TP Hồ Chí Minh, thời gian qua điện gió đã có được những bước phát triển đáng mừng. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh các doanh nghiệp đầu tư điện gió đang gặp nhiều khó khăn. Bởi việc xây dựng những nhà máy điện gió cần nhiều thời gian và việc xây dựng không phải lúc nào cũng thuận lợi”, TS. Hoàng Giang, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Pacifico Energy Việt Nam, Trưởng Văn phòng Đại diện Hiệp hội Năng lượng Sạch Việt Nam cho biết.

Bài viết cũng nêu rõ, ý kiến của  ông Nguyễn Quang Huân, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Halcom Việt Nam cho biết các doanh nghiệp đầu tư điện gió tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về thời hạn cuối giá FiT; về đặc thù thiết bị điện gió...

Trong khi đó, ông Bùi Vạn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận cho rằng Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển điện gió nhưng hiện nay chưa khai thác được hết tiềm năng.

Do đó, các nhà đầu tư điện gió đều mong muốn Chính phủ gia hạn giá FIT để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Ngoài ra, Chính phủ cũng phải có chính sách ổn định, dài hạn đối với điện gió, tránh tình trạng một vài năm lại thay đổi chính sách khiến doanh nghiệp xoay như “chong chóng”.  

Điện mặt trời mái nhà hấp dẫn các nhà đầu tư.

Điện mặt trời mái nhà hấp dẫn các nhà đầu tư.

Về điện mặt trời mái nhà, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, xử lý thông tin Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 3/8/2020 có bài viết "Quy định điện mặt trời "đá" định hướng đầu tư?" phản ánh nội dung: Điện mặt trời mái nhà có vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực về nguồn điện.

Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam lại quy định dự án điện mặt trời mái nhà có công suất không quá 1 MW, trong khi ở các Khu công nghiệp, trang trại có diện tích mái vài ha. Câu hỏi đặt ra là quy định  khống chế dự án điện mặt trời mái nhà dưới 1 MW có đi ngược định hướng đầu tư?

Về thông tin Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu, xử lý.

Trước đó, như phản ánh của Diễn đàn Doanh nghiệp, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, đang tạo động lực lớn cho ngành năng lượng tái tạo.

Điện mặt trời mái nhà được cho là có vai trò quan trọng trong việc giảm áp lực về nguồn điện. Từ khi có Quyết định 11/2017/QĐ-TTg đến nay, tổng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo đạt trên 5.500 MW. Riêng với điện mặt trời, có 5.000 MW đi vào vận hành, trong đó điện mặt trời áp mái có hơn 31.750 dự án, với tổng công suất là 658 MW. Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, giá mua với dự án điện mặt trời trên mặt đất là 7,09 UScent/kWh, với dự án điện mặt trời mái nhà là 8,38 UScent/kWh và được đảm bảo trong 20 năm.

Tuy nhiên, Quyết định 13/2020 lại quy định, dự án điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 1 MW.

Thực tế, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, trang trại diện tích mái có thể tới vài hecta. Tuy nhiên, quy định của điện mặt trời áp mái chỉ dưới 1MW thực sự không khuyến khích doanh nghiệp mở rộng diện tích.

Đặc biệt, do các cơ quan quản lý chưa ban hành bộ tiêu chuẩn của các thiết bị chính (pin quang điện, bộ chuyển đổi năng lượng) cũng như công bố các thiết bị, nhà cung cấp đạt chất lượng, nên triển khai các dự án điện mặt trời mái nhà còn nhiều khó khăn. Không ít doanh nghiệp than thở, họ đã hoàn thành đến nay hơn 1 năm mà chưa thể thực hiện được. Hỏi đơn vị này thì lại bị đá sang đơn vị kia, từ điện lực địa phương lên Tổng công ty, rồi Tập đoàn. Đến giờ, doanh nghiệp chỉ nhận được câu trả lời là đang nghiên cứu, trong khi giá mua điện theo Quyết định 13/2020 sẽ kết thúc vào cuối năm nay.

Thậm chí, có doanh nghiệp cho biết, dự án điện mặt trời áp mái đã hoàn thành mà không thể ký hợp đồng mua bán. Điện lực tỉnh Ninh Thuận tự “đẻ ra quy định”, doanh nghiệp phải lắp hệ thống điện mặt trời lên toàn bộ diện tích nhà lưới hở, sân và đường giao thông mới được ký hợp đồng. 

Doanh nghiệp đề xuất Chính phủ cần có những quyết sách dài hạn hơn cho năng lượng tái tạo Việt Nam như điện gió và điện mặt trời. Đây cũng là điều mà những nhà đầu tư năng lượng sạch trăn trở. Tuy vậy, tin tưởng rằng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ ban ngành, địa phương thì những “điểm nghẽn” sẽ có giải pháp phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian tới. 

Thế giới đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng, trong đó sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn "năng lượng xanh" được xem là điểm sáng nổi bật. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Bất chấp những tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng của ngành năng lượng nói chung, năng lượng tái tạo vẫn tiếp tục được chú trọng phát triển. 

Được sự chỉ đạo của VCCI, trong năm 2020, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội đồng Tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường - Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức Diễn đàn: “Nghị quyết 55 – NQ/TW và các giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam” đồng thời trao chứng nhận cho các dự án trong chương trình bình chọn “Dự án Năng lượng tái tạo tiêu biểu năm 2020”.

Đây là các dự án được Hội đồng Tư vấn khoa học, Giáo dục và Môi trường (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) cùng các chuyên gia đầu ngành về kinh tế về năng lượng tái tạo, về môi trường thẩm định và đánh giá đảm bảo các tiêu chí như: Hoạt động ổn định và hiệu quả, đóng góp tốt trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm và đóng góp tích cực cho ngân sách địa phương.

Có thể bạn quan tâm

  • Năng lượng tái tạo: “Điểm nghẽn” sẽ được khắc phục

    Năng lượng tái tạo: “Điểm nghẽn” sẽ được khắc phục

    11:00, 11/02/2021

  • Cắt giảm điện năng lượng tái tạo quá lãng phí tài nguyên

    Cắt giảm điện năng lượng tái tạo quá lãng phí tài nguyên

    02:00, 01/02/2021

  • Cần quy hoạch tổng thể phát triển ngành năng lượng tái tạo

    Cần quy hoạch tổng thể phát triển ngành năng lượng tái tạo

    05:00, 21/01/2021

  • Cắt giảm điện năng lượng tái tạo, nhà đầu tư muốn được công bằng

    Cắt giảm điện năng lượng tái tạo, nhà đầu tư muốn được công bằng

    05:00, 14/01/2021

  • Hút dòng vốn FDI vào năng lượng tái tạo: “Chất xanh” sẽ song hành cùng chất xám

    Hút dòng vốn FDI vào năng lượng tái tạo: “Chất xanh” sẽ song hành cùng chất xám

    03:30, 03/01/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (XI): Năng lượng tái tạo sẽ chiếm xu thế trong năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO