Ông Lê Trí Thông, Phó chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn đá quý Phú Nhuận PNJ khẳng định: Chuyển đổi số không phải là chiếc áo may sẵn, nó phải được “may đo” một cách chuẩn chỉ.
>>Trải nghiệm và năng suất
Chia sẻ tại Hội nghị “Chuyển đổi số doanh nghiệp Hải Phòng đột phá tăng trưởng” do Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng tổ chức, ông Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết: “Chuyển đổi số của Hải Phòng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp FDI, trong khi với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hải Phòng còn rất hạn chế”.
Bài toán khó “nhằn”
Hải Phòng hiện có hơn 37.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với khoảng 97% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên có tới 76% doanh nghiệp còn hạn chế trong tiến trình chuyển đổi số. Hầu hết các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng, đầy đủ về chuyển đổi số. Họ mang nhiều lo lắng về chi phí, đội ngũ nhân lực IT, vấn đề bảo mật thông tin và chưa xác định lộ trình hướng đi cụ thể về chuyển đổi số….
“Hải Phòng đang trong giai đoạn ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số để vượt qua thách thức”, ông Hoàng Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng nhấn mạnh. Nếu doanh nghiệp Hải Phòng không biết tận dụng chuyển đổi số sẽ bị tụt hậu phía sau, nhanh chóng bị loại khỏi đường đua. Không gian số sẽ phá hủy công nghệ cũ, cách làm cũ và con người cũ. Chuyển đổi số chính là cuộc cách mạng chuyển đổi toàn diện. Trên không gian số, mọi thứ đều có thể…”
>>Chuyển đổi nhận thức trước khi chuyển đổi số
Nói về cơ hội mà công nghệ số mang lại, ông Đỗ Hữu Huỳnh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng chia sẻ: “Chuyển đổi số là cơ hội vô giá với doanh nghiệp, đây là bước phát triển khách quan, tạo động lực phục hồi, thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế. Chuyển đổi số giúp giảm chi phí vận hành, tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, giúp giao việc một cách nhanh chóng, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp…”.
Cơ hội là vậy nhưng chuyển đổi số đối với doanh nghiệp Hải Phòng thực là một bài toán không hề đơn giản, cần có một lộ trình bài bản và hiệu quả. Tuy vậy, theo ông Cường “không nhất thiết phải có đầy đủ điều kiện mới bắt tay vào việc chuyển đổi số…”
Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 03 về chuyển đổi số. Theo Kế hoạch, Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 kinh tế số sẽ chiếm 35% GRDP toàn thành phố; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 16%; Thành phố sẽ tạo ra các giá trị tăng trưởng mới từ kinh tế số với ba trụ cột kinh tế, gồm: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển logistics và du lịch - thương mại.
Đi tìm “lời giải”
Chuyển đổi số đóng vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp như Amazon, Tiki, Grab...đã ứng dụng rất hiệu quả không gian số vào sản xuất cũng như điều hành hệ thống” của mình.
Để hiểu rõ về chuyển đổi số, ông Albert Antoine, cố vấn công nghệ cho Chính phủ Singapore chia sẻ doanh nghiệp Hải Phòng cần phải hiểu hai yếu tố “what – cái gì” và “how – như thế nào”. “What” bao gồm những trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa quy trình hoạt động, và vận dụng mô hình kinh doanh hiệu quả. “How” có 4 yếu tố được ông cho là quan trọng nhất “tư duy lãnh đạo, công nghệ, quản trị, và nhân lực”.
Lợi ích của chuyển đổi số là không thể phủ nhận, xong rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay không biết nên bắt đầu từ đâu để có thể chuyển đổi số thành công, đưa doanh nghiệp tiến đến cuộc cách mạng 4.0 và xa hơn nữa là cách mạng công nghệ 5.0. Để doanh nghiệp có thể tham gia vào không gian số, trước hết công ty cần phải có tư duy, nhận thức đúng, ưu tiên những trải nghiệm và khám phá thực tế, doanh nghiệp biết đánh giá đúng thực trạng mình là ai, mình đang ở vị trí nào, và cuối cùng là thực thi, bắt tay vào hoạt động.
“Trong bối cảnh diễn ra cuộc chiến “cá nhanh nuốt cá chậm” không còn là “cá lớn nuốt cá bé” nữa thì cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn. Thực tế đã chứng minh rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, các startup đã đứng lên dẫn đầu thị trường, vượt mặt các ông lớn truyền thống trong ngành. Cơ hội là dành cho tất cả mọi người nếu doanh nghiệp biết ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số thành công. Đầu tư số mang lại nhiều tiện ích, an toàn, ít chi phí hơn, và đặc biệt là dễ nhân bản như trường hợp của Tiki với Amazon”, ông Lê Nguyễn Hồng Phương, Phó Chủ tịch thường trực Vietnam2030, Chủ tịch BIT Group chia sẻ.
Và “chiếc áo may đo” hợp thời
Theo ông Albert Antoine, nhắc đến công nghệ số, người ta thường nghĩ ngay đến IT, đó là một sai lầm. Để chuyển số thành công, IT chỉ đóng vai trò hỗ trợ các bộ phận khác, trong đó phải kể đến vai trò của nhà lãnh đạo là yếu tố quan trọng trong hành trình số hóa.
>>AEON Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt
Chia sẻ với các doanh nhân trẻ Hải Phòng, ông Lê Trí Thông, Phó chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn đá quý Phú Nhuận PNJ khẳng định: Chuyển đổi số không phải là chiếc áo may sẵn, nó phải được “may đo” một cách chuẩn chỉ. Chỉ có chủ doanh nghiệp mới hiểu rõ được “số đo” của mình mà thôi”.
Tuy nhiên, theo ông Albert, “Khi bạn chưa có định hướng và chưa biết cách đo chiếc áo của mình, chiếc áo may sẵn sẽ cho bạn định hình được mình cần phải làm gì, và sau đó, bạn có thể nhờ các nhà tư vấn hỗ trợ, giúp cho quá trình may đo của bạn dễ dàng hơn”.
Chuyển đổi số là một quá trình cần rất nhiều năng lượng. Nhà lãnh đạo phải là người thắp lửa, phải thổi bùng lên ngọn lửa đam mê cho đội ngũ của mình. Nhà lãnh đạo cũng chính là người phải đưa ra quyết định và lựa chọn. Không có công thức đúng vì mọi thứ luôn luôn xoay chuyển. Người lãnh đạo hơn ai hết phải biết tạo ra môi trường. Thế giới thay đổi, công nghệ và con người cũng thay đổi, trong một đội ngũ hiện đại, tính hướng nội đã nhường chỗ cho hướng ngoại, vai trò của người dẫn dắt là đưa ra những gợi ý, những luật chơi, tạo môi trường để nhân viên của mình có thể tìm đường và tự do phát triển tối ưu trên chính con đường ấy.
Có thể bạn quan tâm