Theo các chuyên gia, việc chuyển mục đích sử dụng nhà ở tại các khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội sẽ giúp thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội và tránh lãng phí đất đai.
>>Hải Dương: Đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trong cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, trong đó trọng tâm là thúc đẩy các giải pháp thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Giải pháp mới thúc đẩy nguồn cung
Theo các báo cáo, tên địa bàn cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 418.200 căn. Trong đó, số lượng dự án hoàn thành là 75 dự án với quy mô 39.884 căn. Số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 128 dự án với quy mô 115.379 căn.
Tuy nhiên, một số vướng mắc vẫn còn tồn tại như thực hiện giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, hay một số tỉnh thành phố có tỷ lệ thực hiện nhà ở xã hội vẫn còn thấp so với mục tiêu của Đề án. Các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội cũng được cho gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đất đai.
>>Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội chưa thu hút người vay
Theo đó, một trong những giải pháp mới được Thủ tướng Chính phủ nêu ra là nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng nhà ở tại các khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội.
Theo các chuyên gia, đây có thể là một chính sách hiệu quả nhằm gia tăng nguồn cung và giải bài toán thiếu nhà ở cho người thu nhập thấp đang được chú ý hiện nay. Bởi thực tế, nhiều dự án nhà ở trong khu tái định cư chưa được sử dụng, thậm chí bỏ hoang nhiều năm gây lãng phí nguồn lực của xã hội.
Trao đổi với DĐDN, LS Quách Minh Trí - Công ty Luật TNHH Passio Lawyers cho rằng, đây là một hướng đi hay, mặc dù chưa thể đoán định hết những khó khăn trong quá trình thực hiện. Song nếu được vận dụng sẽ tạo thêm nguồn cho nhà ở xã hội, giúp người thu nhập thấp có thêm cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội và giải quyết một phần cho nhu cầu cấp bách nhà ở hiện nay ở nước ta.
Tuy nhiên, có thể thấy đây là hai loại hình nhà ở có sự khác biệt, do đó việc đảm bảo tiêu chuẩn khi chuyển đổi cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Liên quan đến vấn đề này, ông Trí cho rằng đây là vấn đề rất quan trọng vì nếu triển khai quá nhanh sẽ gây hệ luỵ trong tương lai khi nhà ở xã hội không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân.
Như LS. Phạm Thanh Tuấn - Đoàn luật sư TP.Hà Nội cũng chia sẻ với DĐDN, quy định tiêu chuẩn diện tích sử dụng mỗi căn nhà ở xã hội tối thiểu là 25 m2 và tối đa là 70 m2. Trong khi đó, do phục vụ mục tiêu tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi, nhất là với các hộ gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống nên nhà tái định cư không giới hạn diện tích nhà ở.
"Như vậy, khi chuyển đổi các dự án sẽ bị vướng về tiêu chuẩn diện tích, nhiều diện tích nhà ở tái định cư lớn hơn tiêu chuẩn diện tích tối đa của nhà ở xã hội (là 70m2) và nằm rải rác trong các tòa nhà tái định cư đã xây dựng. Nếu chúng ta chuyển đổi công năng chỉ với các căn hộ bảo đảm tiêu chuẩn về diện tích trong các tòa nhà tái định cư thì sẽ rất khó trong quản lý, vận hành sau này”.
Do đó, theo LS Tuấn, các quy chuẩn chất lượng, tiến trình thẩm định chất lượng trước khi bàn giao nhà ở xã hội cho người mua cần phải được quy định chi tiết bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo sự tuân thủ từ các bên liên quan.
Có thể bạn quan tâm
Gói giải cứu bất động sản mới của Trung Quốc chỉ như "muối bỏ bể"
04:00, 19/05/2024
Tín dụng “chảy mạnh” vào bất động sản
03:00, 19/05/2024
Kịch bản cho thị trường bất động sản nửa cuối năm 2024
12:14, 18/05/2024
Tín hiệu mới cho bất động sản Quảng Nam: Hàng loạt dự án được gia hạn tiến độ
05:00, 18/05/2024