Củng cố vị thế nông nghiệp, nông dân Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều năm nay ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, nghiêm túc đánh giá lại thì sự phát triển trong mấy chục năm qua của ngành chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Tốc độ tăng trưởng bình quân được giữ vững hàng năm, ngành nông nghiệp đóng góp 14% GDP trong năm 2019, xuất khẩu các sản phẩm nông-lâm-thủy sản mấy năm gần đây đạt mức từ 35 đến 38 tỉ USD.

kinh tế nông nghiệp trong đó có sự đóng góp của những người nông dân, ngư dân, diêm dân… đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Kinh tế nông nghiệp trong đó có sự đóng góp của những người nông dân, ngư dân, diêm dân… đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Đời sống của nhiều hộ gia đình nông dân được cải thiện, phong trào xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả khả quan. Phải khẳng định, kinh tế nông nghiệp trong đó có sự đóng góp của những người nông dân, ngư dân, diêm dân… đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Tiềm năng vẫn đang để “lãng phí” 

Ngành nông nghiệp đảm bảo một cách vững chắc nguồn cung lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, nghiêm túc đánh giá lại thì sự phát triển trong mấy chục năm qua của ngành chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có về phát triển các sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản mà Việt Nam có điều kiện tự nhiên, nhân lực phát triển hơn so với các nước khác trên thế giới.

Chúng ta hãy tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân làm cho ngành nông nghiệp, nông dân Việt Nam chưa vươn lên mạnh mẽ để tạo vị thế xứng đáng cho mình.

Điểm tồn tại lớn nhất đó là sản xuất nông nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ, sản lượng sản phẩm làm ra hàng chục triệu tấn/năm, song chất lượng lại không đồng đều, kỷ luật sản xuất chưa chặt chẽ, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề phải khắc phục.

Ngoài ra, năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, năng lực cạnh tranh chủ yếu dựa vào tiền nhân công thấp và giá rẻ. Một số số liệu dẫn chứng cho thấy, năng suất ngành nông nghiệp chỉ bằng 38,9% năng suất chung của cả nền kinh tế, 30,4% của ngành công nghiệp và 37,7% của các ngành dịch vụ.

Điểm tồn tại lớn nhất đó là sản xuất nông nghiệp còn manh mún nhỏ lẻ.

Điểm tồn tại lớn nhất là sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ.

Mặt khác, các sản phẩm được sản xuất ra mang tính tự phát, không theo tín hiệu của thị trường, luôn bị ép cấp ép giá của một bộ phận thương lái không đúng mức mà nguyên nhân chính là sản xuất còn theo kiểu phong trào, các sản phẩm ko có kho dự trữ chiến lược để chờ giá tốt mới bán.

Chính vì vậy, những hiện tượng được mùa rớt giá tương đối phổ biến và kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục. Lợi nhuận bình quân thu được của người sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ, không tương xứng với công sức bỏ ra, khâu trung gian và phân phối bán lẻ hưởng lợi nhuận cao nhất một cách vô lý.

Đây là thực tế diễn ra ai cũng biết song chưa thấy nhiều tiếng nói bảo vệ của các cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất và thương mại, thậm chí một lãnh đạo Bộ Công Thương còn nói: “Đây là cơ chế thị trường, chúng tôi không can thiệp được”.

Rõ ràng, các sản phẩm nông nghiệp lưu thông trên thị trường nội địa đã bị buông lỏng trong việc quản lý các mối quan hệ giao dịch mua bán có liên quan đến giá, điều đó đang làm thiệt hại cả người sản xuất và người tiêu dùng xã hội.

Ở đây cần nhấn mạnh thêm rằng, Việt Nam đang tiến tới nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước. Nếu nói không chia sẻ là thiếu trách nhiệm với ngành nông nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng Việt Nam.

Hướng đến cường quốc nông nghiệp

Những tồn tại chủ quan và khách quan đã nêu ở trên cho ta thấy, việc khắc phục những vấn đề còn yếu kém là tất yếu khách quan để đưa ngành nông nghiệp Việt Nam lên tầm cao mới, xứng đáng với vai trò và vị trí quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đất nước.

kỷ luật sản xuất chưa chặt chẽ, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề phải khắc phục.

Kỷ luật sản xuất chưa chặt chẽ, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề phải khắc phục.

Trước hết, quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ở nước ta phải đi trước một bước, trên cơ sở lợi thế của từng vùng để xác định những cây trồng, vật nuôi chủ lực, có tiềm năng phát triển.

Tiếp theo đó là hàng loạt các chính sách giúp cho các địa phương phát triển sản xuất, bao gồm chính sách về tích tụ ruộng đất, vốn sản xuất kinh doanh, các chính sách ưu đãi khác cho ngành, chính sách bảo hiểm, rủi ro, đặc biệt là những vấn đề như biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh…

Đi theo đó là những chính sách hỗ trợ cho các hợp tác xã sản xuất thương mại và các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tại các địa phương trên nguyên tắc đảm bảo cả đầu vào và đầu ra cho việc sản xuất, thu hoạch, dự trũ, chế biến sâu và tiêu thụ nội địa, xuất khẩu.

Các điều kiện về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, như kho dự trữ chuyên dùng cho các sản phẩm thủy hải sản, nông sản. Đường giao thông nội bộ và nội vùng, các cảng biển, cảng sông, các hệ thống chợ đầu mối vùng vừa để giao dịch một cách công khai minh bạch, vừa quản lý chất lượng hàng hóa trước khi đưa đi tiêu thụ ở khâu bán kẻ hoặc xuất khẩu, có thể kết hợp chợ đầu mối là một địa điểm du lịch của vùng kinh tế.

Thực hiện việc nâng cao trình độ và thu hút các nguồn nhân lực vào các vùng sản xuất lớn, tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiện sản phẩm vùng, ví dụ như các sản phẩm OCOP đang phát triển.

Hàng hóa sản xuất ra phải có hệ thống phân phối đủ mạnh, bao gồm một số tập đoàn bán lẻ Việt đủ sức bao tiêu hàng hóa, mở rộng cửa đón sản phẩm Việt và các hàng hóa nhập khẩu khác để tiêu thụ.

Việt Nam chắc chắn sẽ là một cường quốc về nông nghiệp ở khu vực châu Á và thế giới.

Việt Nam phải vươn lên để trở thành một cường quốc về nông nghiệp ở khu vực châu Á và thế giới.

Hình thành các chuỗi sản xuất, nhập khẩu, phân phối bán ra, lợi nhuận được hài hòa trước hết là lợi nhuận của người sản xuất để phục vụ tiêu dùng xã hội một cách hiệu quả và tăng trưởng nhanh và bền vững.

Đi đôi với sản xuất và phân phối cần tổ chức tốt các lực lương chức năng để kiểm soát thị trường, chống làm ăn phi pháp như buôn lậu, sản xuất và kinh doanh hàng giả… nhằm bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, xử lý nghiêm những vi phạm trên nguyên tắc phải đủ sức răn đe, hàng lậu hàng giả, ngăn chặn từ bien giới, từ nơi sản xuất là chính, kiểm soát ở nội địa chỉ là bổ sung.

Tiếp tục thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới ngày càng phát triển văn minh, hiện đại. Những kết quả sản xuất của người nông dân, hợp tác xã, các doanh nghiệp, nông nghiệp chỉ có ý nghĩ trọn vẹn khi lợi nhuận người sản xuất được phân phối một cách hợp lý, đời sống của họ ngày càng được nâng cao, góp phần vào sự phát triển của ngành nông nghiệp đất nước, phục vụ đắc lực cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Thực hiện được những giải pháp ở trên chăc chắn trong những năm tới, ngành nông nghiệp và người nông dân Việt Nam sẽ có vị trí xứng đáng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nếu làm được những điều trên, tôi cho rằng, từ 10 đến 20 năm nữa, Việt Nam chắc chắn sẽ là một cường quốc về nông nghiệp ở khu vực châu Á và thế giới, chúng ta rất tin tưởng về tương lai vô cùng sáng sủa của nền nông nghiệp nước nhà.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Củng cố vị thế nông nghiệp, nông dân Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713593390 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713593390 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10