Đầu tư giáo dục: sự khác biệt từ Harvard đến Việt Nam

NGUYỄN CHUẨN 20/11/2020 05:02

Chưa khi nào tại Việt Nam, đầu tư vào mảng giáo dục lại nhiều như thời điểm này nhưng kết quả còn rất nhiều hạn chế. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt so với sự đầu tư của các nước?

Sự khác biệt của Harvard

Tạp chí Harvard báo cáo rằng tổng giá trị của các khoản tài trợ năm 2020 là 41,9 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD (2,4%) so với 40,9 tỷ USD một năm trước đó. Thực tế, tài sản của Harvard được tạo thành từ hơn 13.000 quỹ cá nhân được đầu tư như một thực thể duy nhất và được giám sát bởi Công ty Quản lý Harvard (HMC).

Đại học Harvard, là một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy nằm ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ.

Đại học Harvard, là một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy nằm ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ.

Công ty Quản lý Harvard (HMC) ghi nhận mức lợi nhuận 7,3% trên tài sản tài trợ cho năm tài chính 2020: tăng 6,5% so với mức lợi nhuận được ghi nhận trong năm trước.

Trong số các tổ chức khác có chiến lược đầu tư tương tự đã báo cáo kết quả, đại học MIT đã kiếm được 8,3% lợi nhuận từ các khoản đầu tư gộp của mình và giá trị tài trợ tăng 5,4% lên 18,4 tỷ USD. Trong khi đó, đại học Yale báo cáo tỷ suất lợi nhuận 6,8% và tổng tài sản tăng 2,7% về giá trị, lên 31,2 tỷ USD. 

Được thành lập vào năm 1636, Harvard là trường sau trung học lâu đời nhất của nước Mỹ và là trường cũ của nhiều nhân vật đáng chú ý, bao gồm một số tổng thống Hoa Kỳ và những người đoạt giải Nobel. 

Harvard cùng với 7 trường đại học danh tiếng khác của nước Mỹ được gọi chung là “Ivy League”, thuật ngữ này dùng để chỉ một nhóm các tổ chức học thuật thường gợi lên hình ảnh về chủ nghĩa tinh hoa, chọn lọc và sự xuất sắc trong học tập, bao gồm: Columbia, Brown, Cornell, Princeton, Yale, Đại học Pennsylvania, Dartmouth và Harvard. 

Tuy nhiên, trên thực tế Harvard lại là một điển hình của các trường đại học “phi lợi nhuận” hoạt động độc lập với cấu trúc sở hữu, đồng nghĩa với việc tất cả lợi nhuận thu được sẽ được quay trở lại tái sử dụng để phát triển trường học, nâng cao chất lượng giáo dục thay vì phân chia lợi nhuận cho các cổ đông.

Có một điểm khác biệt là nguồn thu của trường không chỉ dựa vào học phí mà còn dựa vào những khoản kinh doanh và quyên góp. Harvard không phải là trường học “từ thiện” mà chỉ đơn giản, là dòng tiền lợi nhuận đó không được chia vào túi các cổ đông mà được quay trở lại để tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục, cơ sở vật chất.

Mặc dù tình hình tài chính khả quan như vậy nhưng chủ tịch của trường, Larry Bacow, đã lên tiếng cảnh báo rằng, năm nay có thể sẽ là lần thứ hai ngôi trường danh tiếng này chứng kiến sự khó khăn (kể từ Thế chiến thứ hai). “Harvard có nguồn lực tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi có thể duy trì chi tiêu thâm hụt trong thời gian dài”, Bacow cho biết.

Đầu tư giáo dục tại Việt Nam – mảnh đất không dành cho tay mơ?

Còn tại Việt Nam, người ta chứng kiến khá nhiều đại gia đầu tư vào giáo dục đại học để rồi cuối cùng phải cắn răng từ bỏ. Những đại gia lớn ở Việt Nam nhảy vào giáo dục cũng chỉ muốn đóng góp cho giáo dục chứ không ai vì tiền. Tuy nhiên vì phần lớn là tay mơ nên rất nhiều trường đại học tư không lớn được hoặc rơi vào khủng hoảng.

Vinschool, một mô hình đầu tư giáo dục tư nhân của Việt Nam.

Vinschool, một mô hình đầu tư giáo dục tư nhân của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Quốc Toàn - Chủ tịch kiêm CEO tổ chức giáo dục Hoa Kỳ (IAE) cho biết, việc đầu tư làm giáo dục tư nhân không hề dễ dàng và không dành cho tay mơ.

Ông Toàn dẫn chứng các trường hợp đầu tư giáo dục đại học tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và khủng hoảng như đại học Hùng Vương vẫn đang “lùm xùm” tranh chấp, đại học Tân Tạo bao năm vắng bóng chủ tịch trường, đại học Hòa Bình có lợi thế là chủ tỉ phú mà vẫn mất dạng, đại học Hà Hoa Tiên thì càng ngày càng thu hẹp, đại học Công Nghệ Sài Gòn giờ chỉ như một kỷ niệm đẹp…FPT Education cũng bao năm dựa vào thương hiệu FPT mới lớn lên được nhưng giá trị và đóng góp chắc chưa đến 1/4 vào doanh thu của FPT.

Cuối cùng, ông Toàn cũng cho rằng, thị trường giáo dục tư nhân Việt Nam chắc chắn không có “siêu lợi nhuận” như nhiều người nghĩ. Còn việc đầu tư làm giáo dục chưa bao giờ dành cho tay mơ cả.

Có thể bạn quan tâm

  • Giáo dục đáp ứngp/nhu cầu xã hội

    Giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội

    16:32, 19/11/2020

  • Giáo dục đáp ứngp/nhu cầu: Chuyện... tư duy FPT

    Giáo dục đáp ứng nhu cầu: Chuyện... tư duy FPT

    16:29, 19/11/2020

  • Giáo dục đáp ứngp/nhu cầu xã hội: Hướng tới nhu cầu tương lai

    Giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội: Hướng tới nhu cầu tương lai

    16:25, 19/11/2020

  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phát triển giáo dục thì đất nước mới phát triển

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phát triển giáo dục thì đất nước mới phát triển

    00:00, 17/11/2020

  • Không thể thỏa hiệp trong lĩnh vực giáo dục

    Không thể thỏa hiệp trong lĩnh vực giáo dục

    05:00, 12/11/2020

  • Gỡ “nút thắt” cho tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp

    Gỡ “nút thắt” cho tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp

    02:30, 08/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đầu tư giáo dục: sự khác biệt từ Harvard đến Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO