Giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội

MẠNH QUÂN 19/11/2020 16:32

LTS: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xác định là một trong ba khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội. Nhà giáo chính là người khai mở nguồn nhân lực “đạt chuẩn”.

Tại phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung khẳng định: “chìa khóa” tạo việc làm và giảm nghèo bền vững là tăng trưởng kinh tế, phát triển doanh nghiệp.

 Sinh viên trong đội tuyển Robocon Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Sinh viên trong đội tuyển Robocon Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Chính vì vậy, ông Dung khẳng định cần phải “tăng cường kết nối chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nước - nhà trường -nhà doanh nghiệp”. Trên cơ sở đó, tháng 5/2020, Bộ LĐ, TB và Xã hội đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 24 về Đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới. Theo đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất:

Một là, đưa chỉ tiêu lực lượng lao động qua đào tạo có chứng chỉ trở thành tiêu chí bắt buộc trong cả nhiệm kỳ 5 năm 2021-2026 và trong từng năm; phấn đấu mỗi năm tăng bình quân 4% và sau 5 năm tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ đạt tỷ lệ 40-45%.

Thứ 2, tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế chính sách phát triển nhân lực kỹ năng nghề, tăng cường chuyển đổi số, đào tạo trực tuyến, chú trọng đào tạo và đào tạo lại thường xuyên lực lượng lao động; tạo chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo cho người lao động có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm thích ứng với thị trường lao động.

Thứ 3, tăng cường làm tốt công tác dự báo cung - cầu về thị trường lao động để đào tạo theo nhu cầu.

Thứ 4 là chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại quy hoạch hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt mục tiêu theo hướng mở, chất lượng cao.

Thứ 5, là tăng cường kết nối chặt chẽ giữa ba nhà: Nhà nước-nhà trường-nhà doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp công nhân, tuyển dụng, sử dụng và trả lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tiến tới tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo và có chứng chỉ trong các doanh nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm

  • Giáo dục đáp ứng nhu cầu: Chuyện... tư duy FPT

    11:30, 20/11/2020

  • Đầu tư giáo dục: Chặng đua đường dài

    11:01, 20/11/2020

  • Giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội: Hướng tới nhu cầu tương lai

    11:00, 20/11/2020

  • Đầu tư giáo dục: sự khác biệt từ Harvard đến Việt Nam

    05:02, 20/11/2020

  • Giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội

    16:32, 19/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO