Không thể thỏa hiệp trong lĩnh vực giáo dục

Diendandoanhnghiep.vn “Khi học sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều, cháu nội tôi rất vui, rất hào hứng. Việc ghép âm, ghép vần cháu học rất nhanh. Mẹ cháu cũng không phải kèm cặp gì cả...".

Đó là những chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tào (GD&ĐT) Ngô Thị Minh với truyền thông bên hành lang Quốc hội ngày 9/11, xoay quanh những bất cập về sách giáo khoa (SGK), đặc biệt về bộ sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều, vốn đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và đại biểu Quốc hội trong thời gian qua.

Sách giáo khoa

Bài tập đọc "Cua, cò và đàn cá" trong sách Tiếng Việt lớp 1 mới.

Sau khi dẫn cháu nội ra làm minh chứng, Thứ trưởng Ngô Thị Minh tiếp tục làm nóng nghị trường khi nói, Bộ SGK Cánh Diều có sạn, có một số cái sai, nhưng điều đó vẫn hoàn toàn phù hợp với các thông tư quy định của Bộ GD&ĐT.

Cụ thể, vì SGK không phải pháp lệnh nên hội đồng và các chủ biên cố gắng tối đa để sao cho cái sai đó ít nhất. Sự lo lắng của các đại biểu trên diễn đàn Quốc hội những ngày qua có phần hơi nặng. Tôi cũng đã tranh luận về vấn đề này, điều đó thể hiện rằng, tuy chia sẻ với đại biểu Quốc hội, nhưng cũng mong đại biểu chia sẻ với ngành, với thầy cô, với cả học trò.

Vâng, có lẽ nó phù hợp với thông tư quy định của Bộ, của một số cá nhân nên dù “có sạn” thì người ta cũng cố gắng bảo vệ lấy quan điểm cua mình, mà không quan tâm đến dư luận xã hội, đến nỗi khổ của thầy và trò.

Nói vậy, vì ngoài Thứ trưởng Ngô Thị Minh, Giáo sư Mai Ngọc Chừ - Phó Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, nêu ý kiến về vấn đề trách nhiệm khi để lọt những “hạt sạn” trong SGK ra dạy đại trà cho học sinh lớp 1, rằng: “Trách nhiệm thuộc về nhóm tác giả. Vì hội đồng thẩm định đã khuyến cáo nhưng họ vẫn kiên quyết giữ quan điểm của mình”.

Có vẻ như Hội đồng này đã làm tròn trách nhiệm? Bằng phát biểu này, rõ ràng là ông Mai Ngọc Chừ - dù với tư cách cá nhân hay thay mặt Hội đồng - đang muốn rũ bỏ trách nhiệm.

Thế thì, cần phải nhắc lại một câu chuyện cũ, các SGK “Công nghệ giáo dục” của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại cũng đã đăng ký thẩm định nhưng bị Hội đồng loại ngay từ vòng thẩm định đầu tiên.

Tức là, phát biểu của Giáo sư Mai Ngọc Chừ “Hội đồng thẩm định từng đưa ra khuyến cáo” nhưng nhóm tác giả “vẫn kiên quyết giữ quan điểm của mình” và sách được thông qua, thế có phải Hội đồng này chịu thua “Nhóm Cánh diều” nhưng lại “thắng” ông Hồ Ngọc Đại?

Thực tế cho thấy, trên diễn đàn Quốc hội, SGK luôn là chủ đề nóng mà ngay Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng thẳng thắn xác nhận chuyện “có lỗi, có sạn”. Và hiếm có sự kiện nào chỉ trong vài ngày từ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng phải lên tiếng chỉ đạo như vụ việc liên quan đến SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều.

Quá nhiều

Quá nhiều "sạn" trong cuốn sách tiếng Việt lớp 1 mới.

Với sự lên tiếng của cả xã hội, của nhiều vị lãnh đạo cả lập pháp lẫn hành pháp, đủ thấy sự việc không thể xem là bình thường như một số ý kiến, rằng sách viết mới không thể tránh được những khiếm khuyết, rằng “sạn thì nhặt, sai thì sửa”, rằng “số đông không phải lúc nào cũng đúng”,…

Theo quy định tại khoản 2 điều điều 32, Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020) quy định về trách nhiệm của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK thì: “Hội đồng và thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là người ký quyết định thành lập các Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 1 và đương nhiên phải chịu trách nhiệm đến cùng về hoạt động của các Hội đồng này.

Mở rộng ra, nếu nhìn vào sự đông đúc của các cơ quan mang danh quốc gia liên quan đến giáo dục nước nhà như: Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo; Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình tổng thể; Hội đồng quốc gia thẩm định SGK; Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước… thì có lẽ “sạn” trong giáo dục có đãi mỏi tay cùng không có.

Viết SGK nói chung là khó, viết sách cho bậc tiểu học, đặc biệt là lớp đầu cấp càng khó. Nó đòi hỏi kiến thức phải chuẩn, tinh tế, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, không nên mang ý chí và tham vọng của những người lớn.

Xin nhắc lại phát biểu của ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền với bà Thứ trưởng rằng: “Người lớn đã sai rồi, sai trong cách tiếp cận ngược, sai trong lối tư duy ngược, chẳng có nơi đâu làm sách cho trẻ nhưng lại mang ý chí và tham vọng của những người lớn, nó quá sức đối với một sự tiếp thu của đứa trẻ”..

Ngoài “sạn” khó nuốt ra, thì hồn dân tộc - cốt lõi làm nên sự trường tồn của đất nước hầu như vắng bóng trong “sách Cánh Diều”. Có phải đổi mới toàn diện giáo dục lần này đang làm đảo lộn nhịp sống các gia đình theo chiều hướng tiêu cực?

Nếu chấp nhận một bộ sách như một lốp xe đầy những mảnh chắp vá... thì đó là một thái độ thỏa hiệp rất nguy hại.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Không thể thỏa hiệp trong lĩnh vực giáo dục tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713520572 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713520572 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10