DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Quyết liệt hơn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn, thực chất và hiệu quả hơn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.

>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Tự chủ nền kinh tế từ nâng cao sức chống chịu

Phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chính Minh cho biết, xây dựng nền kinh tế tự chủ theo mô hình nền kinh tế chủ nghĩa là đường lối quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam. Xây dựng chính sách và cơ chế thu hút nguồn lực bên ngoài nhưng dựa vào nguồn lực bên trong là chủ yếu. 

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam có sự tham gia chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam có sự tham gia chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

“Đường lối nhất quán này cũng đã được Chính phủ khẳng định ở Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ tháng 5 vừa qua. Thực hiện nhất quán đường lối này, TP HCM thời gian qua đã hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở những công đoạn giá trị cao. Đây là hướng chủ yếu để chuyển các quan hệ kinh tế từ lệ thuộc thị trưòng, lệ thuộc đối tác bên ngoài sang quan hệ tương thuộc với mọi đối tác”, Chủ tịch UBND TP HCM khẳng định.

Trước bối cảnh và điều kiện mới, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986 đến nay. Trước bối cảnh và điều kiện mới của giai đoạn sắp tới, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030 thông qua tại Đại hội XIII của Đảng đã xác định quan điểm: “Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu quả trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại”.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986 đến nay.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là quan điểm xuyên suốt và nhất quán của Việt Nam kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới vào năm 1986 đến nay.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển ấn tượng với những kết quả nổi bật như quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 8,3 lần, kim ngạch xuất – nhập khẩu tăng 29,5 lần, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 22 lần, tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 58% năm 1993 xuống chỉ còn 2,23% năm 2021 tính theo chuẩn mới.

Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu và còn thiếu ăn, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 2.779 USD vào năm 2020 và là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước; Đảng ta đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước; Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 đối tác, 71 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam, chúng ta đã ký kết và tham gia 15 hiệp định thương mại tự do, trong đó có nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.  

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 tổ chức tại TP HCM ngày 5/6.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 tổ chức tại TP HCM ngày 5/6.

Để đạt được những thành tựu trên, nhân tố then chốt là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu nổi bật, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng thẳng thắn, năng lực tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc hoặc tác động bên ngoài còn yếu. Khả năng tự chủ của nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh từ biến động hoạt động sản xuất khu vực đầu tư nước ngoài và một số thị trường lớn.

Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế, khu vực FDI đóng góp tới 20,13% GDP, chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu, khoảng 50% sản lượng công nghiệp; nếu đánh giá căn cứ vào chỉ số giá trị gia tăng, doanh thu và việc làm thì các doanh nghiệp FDI chi phối 12 trên 24 phân ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đóng vai trò chi phối ở 4 trong 5 ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử và sản xuất đồ đồ gỗ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thay thế nhập khẩu như ngành cao su-nhựa, kim loại cơ bản và các sản phẩm cơ khí.

Trong khi đó phần lớn doanh nghiệp FDI là từ các nước mới nổi, nhất là từ Trung Quốc. Hoạt động chủ yếu nhập khẩu để phục vụ sản xuất, từ đó hiệu ứng lan tỏa đến nền kinh tế trong nước còn thấp, số hợp đồng chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI rất khiêm tốn, chỉ khoảng 1.000 hợp đồng trong tổng số gần 27.500 dự án đầu tư nước ngoài; trong đó, chuyển giao công nghệ bao gồm đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ chiếm 13%. Tỷ lệ nội địa hóa ở mức thấp, bình quân chỉ đạt 20-25%. Kinh nghiệm các nước cho thấy, Việt Nam không thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nếu chỉ dựa vào FDI.

>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Tương lai khu vực hoá và đa dạng hoá chuỗi cung ứng

>>>DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Phát triển chuỗi cung ứng lao động

“Bên cạnh đó, kết quả phân tích cấu trúc liên ngành I- O cho thấy, nền kinh tế Việt Nam cơ bản là một nền kinh tế thâm dụng vốn và gia công, lắp ráp là chủ yếu; đóng góp vào tăng trưởng của TFP mặc dù đã tăng từ 34,3% giai đoạn 2011-2015 lên 45,9% giai đoạn 2016-2020 nhưng trong cơ cấu của TFP, vai trò của khoa học công nghệ chỉ đóng góp ở mức khiêm tốn 28,44%”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh. 

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chính Minh.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chính Minh khẳng định thành phố có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, mặc dù xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo có sự cải thiện nhưng các yếu tố nền tảng còn ở mức thấp. Tổng chi cho nghiên cứu và phát triển của Việt Nam cả nhà nước và tư nhân chỉ đạt 0,53% GDP năm 2019, thấp hơn nhiều so với bình quân thế giới ở mức 1,7% và một số nước như Thái Lan 0,8%, Malaysia 1,4%, Trung Quốc 2,1%; năng lực sáng tạo còn thấp, số bằng sáng chế của Việt Nam do các cơ quan uy tín thế giới cấp chỉ bằng 1/3 Thái Lan, 1/11 Malaysia, 1/3170 Trung Quốc, tỷ lệ bằng sáng chế/1 triệu dân là 0,21 đứng thứ 91/141 quốc gia; trong 20 năm (2011-2020), số bằng độc quyền sáng chế cấp cho người Việt Nam chỉ chiếm 4,62% tổng số bằng được cấp.

“Năng lực tự chủ của ngành công nghiệp còn ở mức thấp với việc nhập khẩu hầu hết công nghệ, máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu chính cho sản xuất công nghiệp”, ông Trần Tuấn Anh cho biết.

Theo đó. Việt Nam nhập siêu tới 9,3 triệu tấn théo cuộn cán nóng/năm, nhập khẩu 85,4% xơ sợi (60% từ Trung Quốc, 13,7% từ Hàn Quốc và 11,7% từ Đài Loan), ngành da giầy nhập 40-45% nguyên liệu từ nước ngoài, 75%-80% nguyên liệu và phụ liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất nhựa phải nhập khẩu…Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp còn ở mức thấp, phần lớn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ.

Toàn cảnh Diễn đàn chiều ngày 5/6.

Toàn cảnh Diễn đàn chiều ngày 5/6.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam phải nhập khẩu trên 70% máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp; giống một số loại cây trồng, vật nuôi còn phụ thuộc vào nhập khẩu, điển hình như như 80% giống rau và 60% giống ngô.

“Về tổng thể cho thấy, nền kinh tế Việt Nam hội nhập cao, có độ mở lớn nhưng lại tập trung vào một số ít thị trường và cơ cấu thiếu bền vững dẫn đến bị phụ thuộc”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Những bất cập trên đã làm cho tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu Chiến lược đề ra, biên độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần theo chu kỳ 10 năm, thu nhập bình quân đầu người gia tăng với tốc độ chậm và vẫn nằm ở mức thấp, nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực đang hiện hữu, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế còn yếu; yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng rút ngắn đứng trước nhiều thách thức; năng suất lao động còn thấp so với yêu cầu phát triển.

“Thực tiễn nêu trên cho thấy, để đạt được mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao, nhiệm vụ cấp thiết có tính then chốt, nhất quán và lâu dài là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Cho biết trong hai năm qua, nền kinh tế Việt Nam phải đối diện với hàng loạt những khó khăn chưa có tiền lệ do đại dịch Covid-19 gây nên, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết Việt Nam đã chuyển sang chuyển trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Kết quả cho thấy, Việt Nam đã kiểm soát tốt được dịch bệnh, phục hồi nhanh các hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Kinh tế quý I/2022 đã quay trở lại đà tăng trưởng cao, đạt trên 5%. Các lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều tăng mạnh, niềm tin của người các nhà đầu tư tăng mạnh.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 tổ chức tại TP HCM

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2022 tổ chức tại TP HCM.

“Cách đây hơn 1 tuần, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P đã nâng hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam từ BB lên BB+, ghi nhận nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi vững chắc và dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9% với xu hướng dài hạn là 6,5% - 7% từ năm 2023”, ông Trần Tuấn Anh cho biết.

Đồng thời nhận định, những kết quả về phát triển kinh tế xã hội rất đáng khích lệ trong những tháng đầu năm 2022 cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh như trước đại dịch.

“Tuy nhiên, tác động của đại dịch vừa qua cùng với sự xuất hiện nhiều biến cố mới thuộc về bối cảnh quốc tế, điển hình là xung đột Nga – Ukraine đã và đang đặt ra yêu cầu Việt Nam cần đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn, thực chất và hiệu quả hơn việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả”, Trưởng Ban Kinh tế Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM: Quyết liệt hơn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713461363 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713461363 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10