Doanh nghiệp FDI chung tay cùng ĐBSCL bảo vệ tài nguyên nước phát triển bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) giữ vai trò then chốt trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, chiếm 90% sản lượng gạo xuất khẩu và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, vùng sản xuất lúa gạo - thủy sản lớn nhất nước ta lại đang oằn mình chống hạn hán và xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu. Vậy phải làm gì để có thể cứu vựa lúa và vùng thuỷ sản lớn nhất nước này?

 Nhiễm mặn diễn ra trên diện rộng

 Bà con nông dân  không có nước sinh hoạt, ruộng vườn không có nước tưới tiêu, thủy sản không tồn tại được do nước bị nhiễm mặn. Cứ đà này thì chỉ vài năm nữa thôi, toàn bộ vựa lúa lớn nhất Việt Nam sẽ biến mất.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT mực nước ở ĐBSCL giờ đã giảm đáng kể so với những năm trước đây. Hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt làm khó khăn chồng chất với đời sống người dân. Năm 2020 tình hình diễn ra nghiêm trọng hơn. Hình ảnh từng nhóm người xếp hàng chờ hứng nước ngọt từ một vòi công cộng, hay vét nước có màu ở các ao, hồ đã cho thấy tình trạng ngập mặn diễn ra trên diện rộng...

Tình trạng ngập mặn tại ĐBSCL

Theo thống kê hiện  5 tỉnh tại ĐBSCL (Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An) ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai trước tình hình xâm nhập mặn và hạn hán  

Theo thống kê, hiện có 5 tỉnh tại ĐBSCL (Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An) ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai trước tình hình xâm nhập mặn và hạn hán được cho là khốc liệt chưa từng có trong lịch sử. Theo Tổng cục Thủy lợi Bộ NN&PTNT, đang có khoảng 82.000 hộ dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt do hạn mặn và dự báo con số này sẽ lên gần 160.000 hộ trong thời gian tiếp theo của mùa khô 2020.

Chung tay san sẻ khó khăn

Người ta hay ví hình dáng Việt Nam là người gánh 2 gánh lúa: Một bên là ĐBSH và 1 bên là ĐBSCL. Bên này thiếu hụt thì bên kia gánh vai vào. Ngoài Bắc mất mùa thì miền Nam hỗ trợ. Giờ 1 bên gánh sắp biến mất vì thiên tai,vậy cần phải là gì để chung tay chia sẻ với khó khăn của ĐBSCL?

Không khoanh tay trước khó khăn của khu vực ĐBSCL nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chung lưng đấu cật để  chia sẻ với khó khăn của ĐBSCL. Mới đây nhất là 2 doanh nghiệp FDI gắn bó từ khi đặt chân vào thị trường Việt Nam, đó là Công ty TNHH La Vie và Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp với Ban thường trực UBMTTQ tỉnh Bến Tre tỉnh Long An và các đối tác hỗ trợ nước khoáng đóng chai và các nhu yếu phẩm đến người dân ở các vùng chịu ảnh hưởng nặng bởi hạn hán và xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre, Long An và Tiền Giang, với tổng kinh phí khoảng 1 tỉ đồng. 

Công ty Lavie hỗ trợ nước ngọt cho bà con nông dân Ba Tri-BếnTre

Công ty Lavie hỗ trợ nước ngọt cho bà con nông dân Ba Tri-BếnTre

Trong đó, gần 110.000 lít nước khoáng La Vie đóng chai, tương đương gần 600 triệu đồng, đang được trao đến các hộ gia đình tại các địa phương ở Bến Tre (Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và thành phố Bến Tre) và Long An (huyện Tân Trụ và Cần Giuộc).

Đồng thời, Công ty Nestlé Việt Nam cũng có kế hoạch hỗ trợ thực phẩm đồ uống trị giá khoảng 400 triệu đồng người dân ở một số khu vực tại Bến Tre và Tiền Giang. Đây là những hỗ trợ ban đầu đến khoảng 5.000 gia đình, tập trung vào những hộ có hoàn cảnh khó khăn và Ban Lãnh đạo Công ty sẽ tiếp tục được mở rộng để đồng hành cùng người dân ĐBSCL.

 Những sáng kiến bảo vệ tài nguyên nước

Ngoài hỗ trợ trên, nhân Ngày Nước thế giới 2020 (22/3), 2 doanh nghiệp này đang có những hoạt động nhằm giúp người dân hiểu hơn về giá trị của nước và chung tay quản lý tài nguyên nước một cách bền vững để giảm thiểu tác động từ thiên tai, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Như chúng ta đã biết, Liên Hiệp Quốc đã chọn chủ đề “Nước và Biến đổi khí hậu” cho Ngày Nước thế giới 2020 nhằm nêu bật mối liên kết chặt chẽ giữa hai yếu tố này. Biến đổi khí hậu làm thay đổi vòng tuần hoàn của nước, như gây ra lũ lụt và khô hạn. Thích ứng với những thay đổi này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người. Đồng thời, sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả hơn sẽ giúp giảm khí thải nhà kính, cũng như giảm tác động từ hạn hán, xâm nhập mặn.

Từ năm 2011 đến nay, trong Hành trình Bảo vệ Tài nguyên Nước, Công ty Nestlé Việt Nam và La Vie đã thực hiện nhiều chương trình hợp tác với cộng đồng nhằm phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường, tập trung vào nông nghiệp bền vững, chung tay bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước hiệu quả.

Nestle Viet Nam phối hợp

Nestlé Viet Nam phối hợp với WASI nghiên cứu giống cây cà phê chịu hạn nhằm tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên nước. Đây cũng là sáng kiến có thể áp dụng giống cây chịu hạn ở khu vực ĐBSCL

Năm 2011, Công ty Nestlé Việt Nam triển khai dự án NESCAFÉ Plan, hỗ trợ nông dân trồng cà phê các tỉnh Tây Nguyên phát triển cà phê bền vững thông qua hoạt động tập huấn, đào tạo kiến thức và kỹ thuật. Dự án cho đến nay đã giúp nông dân tiết kiệm 40% lượng nước tưới, bên cạnh kết quả tích cực khác lên môi trường như giảm 20% phân hóa học và 40% thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.

Các nhà máy của Nestlé Việt Nam cũng đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước và đã tiết kiệm được 30% lượng nước dùng cho sản xuất năm 2019 so với năm 2010.

Trong năm 2019, nhà máy của Công ty La Vie tại Long An là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận quốc tế của tổ chức Chung Tay Quản Lý Nguồn Nước (Alliance for Water Stewardship - AWS). Qua chương trình AWS, La Vie tăng cường chia sẻ thông tin cho các bên đang sử dụng nguồn nước chung để cùng hợp tác quản lý bền vững tài nguyên nước. Đồng thời, Công ty đã có những hỗ trợ góp phần cải thiện khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn của người dân và cùng cộng đồng bảo vệ tầng nước trên bề mặt, nước ngầm nông và sâu tại khu vực. 

Vào năm 2019, tại Long An, La Vie hỗ trợ gần 300 hộ gia đình tiếp cận nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước của thành phố; đóng góp cải tạo kênh Thủ Tửu (phường Tân Khánh) và kênh Chiến Lược (phường Khánh Hậu) trong tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng, đem lại nguồn nước tưới cho nông nghiệp. ..

Có thể nói, dù mới triển khai bước đầu hỗ trợ bà con nông dân khu vực ĐBSCL thiếu nước ngọt nhưng các doanh nghiệp FDI đã ngày càng ý thức hơn trong việc chia sẻ với khó khăn của người dân khu vực này…Những sáng kiến trong việc chung tay bảo vệ nguồn nước cho thấy việc cần thiết nhất lúc này là làm sao mỗi người dân Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng cùng cộng đồng và doanh nghiệp hợp tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nước quí giá này và hướng tới phát triển bền vững dài hơi...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp FDI chung tay cùng ĐBSCL bảo vệ tài nguyên nước phát triển bền vững tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714052305 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714052305 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10