Doanh nghiệp xuất khẩu làm gì để tránh điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại?

Diendandoanhnghiep.vn Theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương), các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. 

Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử...

Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử...

Theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương), các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Sản phẩm bị điều tra chủ yếu là các mặt hàng như sắt thép, sợi, đồ gia dụng, đồ điện tử... Hầu hết các vụ đều đi đến kết luận là có tồn tại hành vi lẩn tránh và sau đó bị áp dụng biện pháp PVTM. Một số mặt hàng xuất khẩu khác đang đứng trước nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh như ván ép xuất khẩu sang Hoa Kỳ, lốp xe tải và xe khách xuất khẩu sang EU. Do Hoa Kỳ và một số nước khác cho phép nhà nhập khẩu được tự khai, tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nên không loại trừ khả năng hành vi gian lận xảy ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Trao đổi về vấn đề này, chuyên gia kinh tế - TS Võ Trí Thành đánh giá, các biện pháp PVTM cũng tạo ra các yếu tố tích cực. Thứ nhất, trong thế giới đầy biến động hiện nay, các doanh nghiệp và cả chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng cần phải rất khôn khéo và phải đặt vấn đề nhìn nhận rủi ro và đánh giá quản trị rủi ro cả ở mức hoạch định chính sách.

Thứ hai, trong cùng đánh giá nhìn nhận lại từ việc chuyển đổi sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác thị trường cũng có tác động tích cực ở chỗ sẽ thúc đẩy buộc doanh nghiệp phải chuyển dịch để hạn chế rủi ro nhất là ở mức trung hạn.

Ông Võ Trí Thành nhận định, xu hướng, chính sách liên quan bảo hộ, các tư tưởng chủ nghĩa cực đoan… còn kéo dài nên trong giai đoạn này, Việt Nam phải làm quen với trạng thái bình thường mới, đó là các yếu tố bất định trong thương mại toàn cầu gia tăng.

“Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta vừa phải có nỗ lực ngắn hạn là hồi phục kinh tế, song cũng phải cải cách cơ cấu để đón xu hướng mới. Tức là vừa quản trị rủi ro, hạn chế bất định cùng biện pháp hồi phục kinh tế, có tăng trưởng nhưng lại phải đẩy mạnh tái cấu trúc, cải cách thể chế để thích ứng, đáp ứng xu thế mới”, ông Thành nói.

Còn chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín cảnh báo, một quốc gia tiến hành điều tra và áp thuế PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, có thể dẫn tới các quốc gia khác cũng tiến hành điều tra với sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Việt Nam. Trong khi đó, thông tin về hàng hóa của Việt Nam đến thị trường nước ngoài hạn chế; năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước yếu; công tác cập nhật, đánh giá, phân tích thị trường chưa đáp ứng yêu cầu; hiện tượng hàng hóa của nước khác di chuyển sang Việt Nam để gian lận xuất xứ, tận dụng ưu đãi thuế... khó kiểm soát.

"Vì lẽ đó, cùng với sự nỗ lực của cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt cần chủ động hợp tác với cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin liên quan đến công tác kháng kiện và khởi kiện. Đồng thời, chủ động cập nhật thông tin, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; tiếp cận với Tham tán thương mại nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc một số thị trường nhất định", ông Tín đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp xuất khẩu làm gì để tránh điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714130767 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714130767 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10