Giá dầu thế giới có 2 tuần giảm liên tiếp, dự báo giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều chỉnh ngày 4/5 có thể giảm mạnh.
>>Vì sao dự án tổng kho xăng dầu nghìn tỷ sau 3 năm vẫn bỏ hoang?
Nghị định 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định, kỳ điều hành giá xăng dầu diễn ra 10 ngày một lần, vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng. Tuy nhiên, do ngày 1/5 trùng với kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 nên lịch điều chỉnh giá được dời sang ngày 4/5, tức ngày làm việc tiếp theo sau kỳ nghỉ dài 5 ngày.
Với diễn biến của giá dầu thế giới, giới kinh doanh dự đoán, tại kỳ điều hành 4/5 tới, giá xăng dầu trong nước có thể giảm nhẹ. Mặc dù vậy, mức thay đổi còn tùy thuộc vào giá dầu thế giới từ nay đến trước kỳ điều hành và việc chi dùng quỹ bình ổn giá của cơ quan chức năng.
Giá dầu giảm 1 USD vào phiên giao dịch ngày 1/5 sau dữ liệu kinh tế yếu từ Trung Quốc và kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất khác của Mỹ. Giá dầu lao dốc bất chấp yếu tố hỗ trợ tăng từ việc cắt giảm nguồn cung của OPEC+ có hiệu lực từ tháng này. Reuters đưa tin, hoạt động sản xuất của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất đã giảm xuống 49,2 từ 51,9 trong tháng 3, dưới mốc 50 điểm phân tách hoạt động mở rộng và thu hẹp hoạt động hàng tháng. Chỉ số này thấp hơn so với kỳ vọng 51,4 mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc thăm dò của Reuters và đánh dấu lần thu hẹp đầu tiên kể từ tháng 12-2022, khi PMI sản xuất chính thức ở mức 47.
Trong khi đó, PMI phi sản xuất đã giảm xuống 56,4 so với 58,2 trong tháng 3. Chỉ số PMI tổng hợp, bao gồm hoạt động sản xuất và phi sản xuất, giảm từ 57 xuống 54,4.
Ngày 2.5, giá dầu Brent giao tháng 7 giảm 1,02 USD, tương đương 1,3%, xuống mức 78,45 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,12 USD, tương đương 1,5%, xuống mức 75,66 USD/thùng.
Theo Reuters, hoạt động sản xuất tháng 4 tại Trung Quốc bất ngờ giảm khiến nhà đầu tư trở nên dè dặt hơn. Ngày 1.5, dữ liệu từ Cục Thống kê Trung Quốc cho thấy, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) chính thức của ngành sản xuất tại quốc gia đông dân nhất thế giới này đã giảm xuống 49,2 từ 51,9 điểm phần trăm vào tháng 3. Chỉ số này thấp hơn nhiều so với kỳ vọng 51,4 mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc thăm dò của Reuters trước đó.
Trong thực tế, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý 1/2023 nhờ tiêu dùng dịch vụ tăng mạnh, nhưng sản lượng tại các nhà máy lại giảm trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu yếu. Trên Reuters, các nhà phân tích cho rằng, thị trường dầu thô phụ thuộc rất nhiều vào những gì xảy ra với Trung Quốc và "hầu hết các dữ liệu từ lĩnh vực sản xuất đều gây thất vọng”. Trung Quốc vẫn sẽ là yếu tố lớn nhất thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm nay.
Tuy nhiên, đà giảm giá dầu có thể bị hạn chế bởi tháng 5 là thời điểm một số quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) giảm sản lượng tự nguyện thêm 1,16 triệu thùng mỗi ngày.
>>Hỗ trợ tiết giảm chi phí xăng dầu
>>Tính đúng, tính đủ chi phí phân phối xăng dầu
>>Vì sao phải duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Trước đó, giá bán lẻ xăng dầu trong nước kỳ điều hành gần nhất, chiều 21/4 được liên bộ Công thương - Tài chính điều hành muộn hơn 2 tiếng so với thông thường do cập nhật các chi phí kinh doanh trong tính giá cơ sở. Theo điều chỉnh của liên Bộ, các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm giá, trừ dầu mazut tăng.
Sau điều chỉnh, hiện giá xăng E5RON92 không cao hơn 22.688 đồng/lít (giảm 485 đồng/lít), thấp hơn xăng RON95-III 951 đồng/lít; Xăng RON95-III 23.639 đồng/lít (giảm 606 đồng/lít); dầu diesel 0.05S 19.397 đồng/lít (giảm 752 đồng/lít); dầu hỏa 19.480 đồng/lít (giảm 259 đồng/lít); dầu mazut 180CST 3.5S 15.843 đồng/kg (tăng 649 đồng/kg).
Tại kỳ điều hành này, nhà điều hành tiếp tục không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu; đồng thời trích lập Quỹ với xăng E5 là 150 đồng/lít, xăng RON95 là 300 đồng/lít, dầu diesel là 300 đồng/lít, dầu hỏa là 300 đồng/lít.
Nhận định về giá dầu trong thời gian tới, ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Tin tức hàng hóa Việt Nam cho biết, mặc dù nguồn cung từ nhóm OPEC+ sẽ có xu hướng giảm, nhưng sự gia tăng sản lượng tại Mỹ và các nước ngoài OPEC sẽ bù đắp một phần thiếu hụt. Sản lượng dầu thô tại Mỹ đang ở khoảng 12,3 triệu thùng/ngày, theo báo cáo hàng tuần từ Cơ quan Quản lý Thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4.2020.
Theo ông Quang Anh, cán cân cung cầu trên thị trường dầu thô sẽ khá ổn định trong giai đoạn tới. Giá dầu thế giới, mặc dù khó rơi xuống dưới 70 USD/thùng như hồi giữa tháng 3.2023, do nguồn cung thu hẹp, nhưng tiêu thụ ở mức phù hợp với nguồn cung cũng khiến cho cung - cầu đảm bảo hơn. Giá dầu có thể sẽ duy trì vùng giá 70 - 80 USD/thùng trong vài tuần tới.
Khi giá dầu thế giới xác lập vùng giá ổn định, thị trường xăng dầu trong nước cũng sẽ được điều hành ổn định và hài hòa hơn. "Sự ổn định của giá xăng dầu trong giai đoạn tới cũng sẽ góp phần làm giảm gánh nặng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải, có quan hệ mật thiết với sự vận hành của các hoạt động kinh tế.
Thông thường, chi phí xăng dầu chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá thành vận tải đường bộ, lên tới 35-40%. Giá nhiên liệu hạ nhiệt sẽ giúp giá cước vận tải ổn định hơn, từ đó hỗ trợ công tác bình ổn giá cả hàng hoá trên thị trường" - ông Phạm Quang Anh đánh giá.
Có thể bạn quan tâm
04:43, 29/04/2023
01:58, 24/04/2023
04:00, 13/04/2023
03:00, 10/04/2023
03:00, 09/04/2023
12:53, 06/04/2023