Căng thẳng tại Biển Đỏ, giá dầu và rủi ro chuỗi cung ứng

AN ĐỊNH 09/02/2024 04:30

Một tin vui sát Tết Giáp Thìn là giá xăng dầu vừa được công bố đồng loạt giảm, bất chấp những thông tin tiêu cực trong đó có căng thẳng tại Biển Đỏ.

>>>Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ sụt giảm lợi nhuận vì xung đột Biển Đỏ

Theo đó, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 01/02/2024-07/02/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: thông tin về cuộc đàm phán ngừng bắn tại Gaza, xung đột tại khu vực Biển Đỏ, tồn kho xăng dầu tại Mỹ tăng lên, nhà máy lọc dầu tại Mỹ đang được đại tu, cháy nhà máy lọc dầu tại Nga, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn có thể hạn chế nhu cầu dầu… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có diễn biến tăng, giảm đan xen, tuy nhiên nhìn chung là giảm. 

Giá xăng dầu vừa đồng loạt giảm sau 4 lần tăng giá liên tiếp trong năm nay

Giá xăng dầu vừa đồng loạt giảm sau 4 lần tăng giá liên tiếp trong năm nay

Điều này được cho đã tạo điều kiện để trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 8/2/2024 tức ngày 29 tháng Chạp, Bộ Công Thương đã công bố giá cơ sở với các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm. Sau trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu, giá một số mặt hàng xăng dầu giảm như xăng E5RON92 không cao hơn 22.120 đồng/lít (giảm 793 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 1.142 đồng/lít; Xăng RON95-III không cao hơn 23.262 đồng/lít (giảm 898 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 20.707 đồng/lít (giảm 292 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu hỏa không cao hơn 20.588 đồng/lít (giảm 335 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Dầu madút 180CST 3.5S không cao hơn 15.598 đồng/kg (giảm 489 đồng/kg so với giá cơ sở hiện hành).

Giá dầu

Giá dầu WTI ngày 8/2/2024 (Nguồn: Oilprice.com)

Giá xăng dầu giảm là một trong những điều kiện được các doanh nghiệp và người dân mong đợi, đặc biệt trong bối cảnh ở kỳ điều hành trước đó, liên bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giá lên và nhiều dự đoán đưa ra cho thấy giá xăng dầu có thể sẽ biến động theo chiều tăng khi cuộc đàm phán ngừng bắn tại Gaza, xung đột tại khu vực Biển Đỏ... vẫn chưa có nhiều thông tin tích cực như kỳ vọng. Vì vậy, xuất hiện lo ngại yếu tố lạm phát quay trở lại và mối nguy đứt gãy chuỗi cung ứng với giá cước vận tải tăng làm giá hàng hóa tăng và có thể "dắt dây" đến các nỗ lực nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ phục hồi sản xuất, tăng trưởng kinh tế có thể giảm sút.

Giá xăng dầu giảm trước Tết đặc biệt có thể làm chậm lại đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng trrong kỳ, vốn được dự phóng sẽ là kỳ tăng cao do hiệu ứng mùa lễ Tết, theo một chuyên gia.

>>>Biển Đỏ "rực lửa": Ba kịch bản tư

Nhìn về xa hơn trong 2024, theo các chuyên gia của CTCP Tư vấn Đầu tư và Quản lý Gia sản (FIDT), các cuộc xung đột trên thế giới, đặc biệt là sự bất ổn tại khu vực Trung Á ngày càng leo thang đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến giao thương quốc tế, đặc biệt đã dần mở rộng sang thị trường năng lượng. 

Tuyến đường vận tải biển qua khu vực Biển Đỏ, vốn chiếm đến 12% tổng lượng giao thương quốc tế, hiện tại đang trong tình trạng thiếu ổn định trầm trọng, số lượng tàu vận tải đi qua khu vực này đã giảm 1 nửa so với thời điểm tháng 11/2023.

Kéo theo đó, việc phải đổi tuyến đường dài hơn đã làm cho giá cước vận tải biển tăng mạnh, Châu Âu được cho là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự kiện này. Theo đánh giá từ các nhà phân tích, sự kiện xung đột hiện này có thể chỉ tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Châu Âu trong 3 tháng đầu năm 2023 khi phí vận chuyển đang tăng mạnh.

"Mặc dù giá dầu thô (dầu Brent) có những phản ứng tích cực đối với việc leo thang xung đột tại khu vực Trung Á, chúng tôi đánh giá việc giá dầu tăng mạnh trong 3 tuần vừa qua mang tính ngắn hạn và thời điểm do (1) Mỹ bù đắp lại lượng dầu dự trữ chiến lược (2) tâm lý kỳ vọng vào gói kích thích kinh tế từ Trung Quốc. Chúng tôi đánh giá giá dầu Brent có xu hướng hạ nhiệt trong thời gian sắp tới khi nguồn cung cải thiện tích cực trong khi nhu cầu vẫn chưa mạnh", Ông Huỳnh Hoàng Phương, Giám đốc Khối Nghiên cứu Phân tích FIDT, phân tích.

Cũng theo ông Phương, nguồn cung dầu thô dự báo tích cực bởi lẽ sản lượng nhóm OPEC đã tăng nhẹ khoảng 100 nghìn thùng/ngày khi các quốc gia OPEC không đồng nhất được các thỏa thuận cắt giảm sản lượng, IEA ước tính sản lượng dầu có thể tăng mạnh 1,5 triệu thùng/ngày đạt 103,5 triệu thùng/ngày trong năm 2024 từ Mỹ, Brazil, Guyana và Canada. Cùng với đó, cũng theo OPEC, nguồn tiêu thụ dầu thô trên thế giới trong năm 2024 có thể tăng trưởng nhẹ 1,2 triệu thùng/ngày tuy nhiên vẫn chậm hơn tốc độ tăng của nguồn cung.

Ông Phương nhận định, việc xuất hiện đứt gãy chuỗi cung ứng như giai đoạn đại dịch khó có thể xảy ra do (1) năng lực sản xuất của các doanh nghiệp toàn cầu đã dần hồi phục (2) các hãng vận tải hiện tại đã linh hoạt hơn trong việc thay đổi lộ trình và các thỏa thuận nhằm an toàn đi qua các điểm nóng (3) các quốc gia đang dần đa dạng hóa chuỗi giá trị và giảm bớt sự phụ thuộc. Do đó, Giám đốc Khối Nghiên cứu Phân tích của FIDT cho rằng việc căng thẳng tại Biển Đỏ hiện tại có thể làm chậm quá trình hồi phục của nền kinh tế toàn cầu trong vài tháng tuy nhiên khó có thể xuất hiện sự đứt gãy như giai đoạn đại dịch cũng như tác động đến giá năng lượng chỉ mang tính ngắn hạn.

Có thể bạn quan tâm

  • Có nên giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

    Có nên giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

    00:00, 01/02/2024

  • Nghị định 80/2023 – Có ngăn được “trục lợi” Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

    Nghị định 80/2023 – Có ngăn được “trục lợi” Quỹ bình ổn giá xăng dầu?

    04:00, 24/12/2023

  • Lo quỹ bình ổn giá xăng dầu bị chiếm dụng

    Lo quỹ bình ổn giá xăng dầu bị chiếm dụng

    00:10, 24/12/2023

  • Giá xăng dầu bán lẻ trong nước sẽ tăng?

    Giá xăng dầu bán lẻ trong nước sẽ tăng?

    17:38, 20/12/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Căng thẳng tại Biển Đỏ, giá dầu và rủi ro chuỗi cung ứng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO