[GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Cách nào hỗ trợ doanh nghiệp hậu dịch?

Hà Anh 10/04/2020 11:00

“Sức khỏe” của các doanh nghiệp sau dịch vẫn còn yếu, bởi vậy vẫn cần các biện pháp hỗ trợ về cả tiền tệ và tài khóa để giúp doanh nghiệp có thể phục hồi mạnh mẽ hơn.

Sáng ngày 10/4, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến để bàn thêm về các giải pháp ứng phó với dịch bệnh. Trong đó có đề cập tới các giải pháp tăng tốc nền kinh tế hậu dịch bệnh.

Gói tín dụng 100.000 tỷ đồng của Agribank được giải ngân từ ngày 1/4/2020 cho tới thời điểm sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch.

Gói tín dụng 100.000 tỷ đồng của Agribank được giải ngân từ ngày 1/4/2020 cho tới thời điểm sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch.

Cần sớm hỗ trợ hậu dịch bệnh

Giới chuyên gia cho rằng, việc hỗ trợ doanh nghiệp hậu dịch bệnh cũng cần phải làm sớm, bởi nói như ông Lê Duy Bình – Giám đốc Economica Vietnam, sự phục hồi của các doanh nghiệp, của nền kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào những quyết sách được đưa ra trong giai đoạn này. “Do nguồn lực có hạn nên chúng ta cần chắt chiu những cơ hội và nguồn lực để hỗ trợ đúng thời điểm, đúng mục tiêu cho các doanh nghiệp trong và sau dịch”, ông Bình nhấn mạnh.

Ngay cả khi dịch bệnh được khống chế ở Việt Nam thì khó khăn đối với doanh nghiệp vẫn chưa phải đã hết, nếu như dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành ở nhiều quốc gia gia, đặc biệt ở Mỹ, Châu Âu- những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Bởi vì, chuỗi cung ứng vẫn bị đứt gãy, doanh nghiệp vẫn thiếu nguyên liệu để sản xuất, trong khi hàng làm ra vẫn không bán được vì không có thị trường.

Bởi vậy, việc tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sau dịch là rất cần thiết để bồi bổ sức khỏe cho doanh nghiệp và chuẩn bị cho nền kinh tế sẵn sàng bật dậy ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát trên toàn cầu.

Tại Hội nghị trực tuyến tổ chức sáng ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Tinh thần là không để doanh nghiệp thiếu vốn tín dụng, không bắt doanh nghiệp trả nợ ngay, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với cả khoản vay hiện có và vay mới. Ngành ngân hàng phải đồng hành cùng doanh nghiệp trước khó khăn. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ tỷ giá, lãi suất... để giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Tiền tệ đã sẵn sàng

Nhận thức được vấn đề nói trên, hệ thống ngân hàng cũng đã lên phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau dịch. Đơn cử như Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ tối đa đến 12 tháng; trong khi việc miễn, giảm lãi suất được thực hiện cho tới 3 tháng sau khi Thủ tướng công bố hết dịch.

Có thể bạn quan tâm

  • [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Điều quan trọng nhất là kịch bản sau dịch sớm đi vào thực thi

    [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Điều quan trọng nhất là kịch bản sau dịch sớm đi vào thực thi

    11:00, 10/04/2020

  • [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Kịch bản đón đầu sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

    [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Kịch bản đón đầu sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19

    10:50, 10/04/2020

  • [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khắc phục cho được sự

    [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khắc phục cho được sự "đổ gãy" của nền kinh tế

    10:45, 10/04/2020

  • [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Xây dựng một nền kinh tế tự chủ!

    [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Xây dựng một nền kinh tế tự chủ!

    10:00, 10/04/2020

  • [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Mặt trận kinh tế đang chờ để có thể bật lên như “lò xo bị nén lại”

    [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Mặt trận kinh tế đang chờ để có thể bật lên như “lò xo bị nén lại”

    08:52, 10/04/2020

  • [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Định hình mô hình kinh tế mới hậu COVID-19

    [GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Định hình mô hình kinh tế mới hậu COVID-19

    08:00, 10/04/2020

Hiện các gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi của các ngân hàng cũng được xây dựng với thời gian khá dài để hỗ trợ doanh nghiệp sau dịch. Đơn cử như gói tín dụng 100.000 tỷ đồng của Agribank được giải ngân từ ngày 1/4/2020 cho tới thời điểm sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch....

Tuy nhiên, điều mà vị chuyên gia này cũng như nhiều doanh nghiệp lo lắng là các biện pháp hỗ trợ tài khóa. Theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời nộp thuế và tiền thuê đất, thời gian gia hạn cho doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ này chỉ là 5 tháng. “Thời gian đó là quá ngắn bởi không hiểu lúc đó dịch bệnh đã được khống chế hay chưa, chứ đừng nói tới việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch”, vị chuyên gia này cho biết.

Trên thực tế, việc gia hạn chỉ là tạm hoãn lại nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, chứ không phải là miễn hoàn toàn. Vì vậy, sau thời hạn này, doanh nghiệp lại phải nộp dồn một lúc. “Chẳng may lúc đó doanh nghiệp chưa phục hồi, thì đó sẽ là một gánh nặng không hề nhỏ”, vị chuyên gia trên nhấn mạnh và cho rằng chính sách tài khóa cũng nên cân nhắc tới giai đoạn hậu dịch, kể cả việc lùi đóng BHXH cũng vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19] Cách nào hỗ trợ doanh nghiệp hậu dịch?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO