Hà Tĩnh: “Thảm họa” bao bì thuốc bảo vệ thực vật

TÂM ĐAN 08/12/2021 15:16

Trung bình mỗi năm tại Hà Tĩnh có khoảng 220 tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và 120 nghìn tấn phân hóa học được sử dụng.

Thế nhưng, tỉnh chưa có giải pháp nào xử lý bao bì thuốc BVTV, khiến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. 

>>Hà Tĩnh: Hương Khê giải bài toán rác thải sau nhiều năm bế tắc

Đáng nói, sau mỗi vụ sản xuất, những vỏ thuốc độc hại này lại được vứt tràn lan trên bờ ruộng, kênh mương…

  Nhiều loại bao bì, vỏ thuốc sau khi sử dụng bị người dân vứt ở bừa bãi trên cánh đồng, kênh mương…

Nhiều loại bao bì, vỏ thuốc sau khi sử dụng bị người dân vứt ở bừa bãi trên cánh đồng, kênh mương…

Tiện đâu vứt đó!

Thời gian qua, tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ để làm sạch đất nông nghiệp diễn ra ở nhiều vùng nông thôn, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. “Thói quen” vứt vỏ thuốc tùy tiện khiến tồn dư thuốc trực tiếp ngấm vào đất hoặc theo nguồn nước chảy phát tán ra nhiều nơi.

Không chỉ những hộ dân trồng lúa mà nhiều người dân trồng rau màu hoặc cây ăn quả, cây công nghiệp cũng sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt cỏ trước khi làm vụ mới. Nhiều loại bao bì, vỏ thuốc sau khi sử dụng, bị người dân vứt ở ruộng, chỉ sau trận mưa, trôi theo các dòng kênh và hòa vào nguồn nước.

Trên thực tế, việc thu gom và xử lý chai nhựa, vỏ thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV sau khi sử dụng ở các vùng nông thôn còn khá sơ sài. Nhiều người “tiện đâu vứt đó”, một số lại chôn lấp hoặc đốt chung với rác thải sinh hoạt nên chất độc ảnh hưởng nghiêm trọng tới không khí, đất, nguồn nước và nhất là sức khỏe của người dân.

Đáng nói hơn, trong số những chai thuốc được vứt bừa bãi này, có cả những lọ thuốc có chứa hoạt chất

Glyphosate, như: Kanup 480SL, Bravo 480SL… Đây là hoạt chất có khả năng gây ung thư đã được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa vào danh mục cấm sử dụng.

>>Hà Tĩnh: Nhiều tuyến đường “hết đát”, dân vùng núi bất an

>>Hà Tĩnh: Đê Tân Long 46 tỷ đồng chưa bàn giao đã nứt nẻ, sụt lún

Hậu quả nhãn tiền

Theo thống kê tại Hà Tĩnh, trung bình mỗi năm có khoảng 220 tấn thuốc bảo vệ thực vật và 120 nghìn tấn phân hóa học được sử dụng, trong đó có khoảng 81 tấn thuốc diệt cỏ, 65 tấn thuốc trừ sâu.

Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh cho biết: “Các loại thuốc bảo vệ thực vật có độc tính khác nhau. Đối với các loại thuốc có độc tính cao, phổ tác động rộng nếu được sử dụng nhiều năm liền trên cùng một địa điểm thì chúng sẽ tích tụ lại gây ảnh hưởng rất lớn đến đất và nguồn nước. Riêng vỏ bao bì và vỏ chai lọ hầu hết làm bằng nhựa, nếu bị vùi lấp trong đất, phải mất hàng chục năm sau mới phân hủy được và sẽ gây hại lâu dài cho đất canh tác”.

Theo ông Nguyễn Trí Hà, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ một số thuốc có độc tính cao ra khỏi danh mục thuốc BVTV, đồng thời khuyến khích sản xuất, nhập khẩu các loại thuốc sinh học và thuốc thảo mộc… Ngay sau khi bị cấm, Chi cục đã có công văn gửi các địa phương, cơ sở, khuyến cáo người dân không nên sử dụng các loại thuốc đó, và các cơ sở kinh doanh không nhập thêm thuốc mới về. Tuy nhiên, tình trạng người dân sử dụng vẫn còn nhiều.

Các huyện, thị và các phường, xã, thị trấn cần ra quân để ngăn cấm việc sử dụng các loại thuốc có chứa Glyphosate. Đồng thời, Thanh tra Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hà Tĩnh cũng thường xuyên kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Hà cho hay.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Tĩnh: Hương Khê giải bài toán rác thải sau nhiều năm bế tắc

    Hà Tĩnh: Hương Khê giải bài toán rác thải sau nhiều năm bế tắc

    06:20, 03/12/2021

  • Tràn lan đấu giá đất kiểu “lúa non” ở  Hà Tĩnh

    Tràn lan đấu giá đất kiểu “lúa non” ở Hà Tĩnh

    20:10, 02/12/2021

  • Vùng mai lớn nhất Hà Tĩnh tất bật vào vụ

    Vùng mai lớn nhất Hà Tĩnh tất bật vào vụ

    04:00, 01/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Tĩnh: “Thảm họa” bao bì thuốc bảo vệ thực vật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO