Hải Phòng được mệnh danh là “Thành phố của những cây cầu”, Cầu Rào là một cái tên gắn bó với nhân dân của thành phố. Việc xây dựng lại đã được nhân dân thành phố rất quan tâm và hưởng ứng.
Bên cạnh đó, mặc dù phát triển về hạ tầng đáp ứng với sự phát triển của thành phố nhưng Hải Phòng vẫn không quên trùng tu và giữ gìn các công trình văn hóa lịch sử là hồn thiêng dân tộc.
Chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết 45/NQ-TW của Bộ Chính trị “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không”.
Sau thời gian thi công khẩn trương với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, huyện Thủy Nguyên và ủng hộ của Nhân dân trong công tác bàn giao mặt bằng, vượt qua khó khăn do tình hình dịch bệnh COVID-19, mặt bằng chật hẹp, không có đường giao thông để thi công, địa hình, địa chất phức tạp, điều kiện thời tiết mưa nhiều ...Toàn bộ khối lượng hạng mục thi công, xây lắp đã hoàn thành theo đúng tiến độ, chất lượng, mỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt; quá trình thi công đã đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về dự hai công trình lớn của Hải Phòng và chúc mừng nhân dân thành phố.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo thành phố Hải Phòng cùng kéo băng trồng cây lưu niệm
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo trồng cây lưu niệm.
Khu Bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên đã tích cực phối hợp với các Sở, ban ngành thành phố tổ chức Lễ khởi công nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và thành phố tham dự Lễ khởi công công trình.
Công nhận bãi cọc Cao Quỳ là di tích thành phố.
Các cầu nhánh phía đường Lạch Tray gồm 02 nhánh rẽ lên xuống, kết cấu dầm bản bê tông cốt thép, dạng hoa thị đơn trộn dòng, bề rộng mặt cắt ngang Bcn=9m, kết nối với nút giao tầng 1 tạo thành nút giao hình xuyến kết hợp kênh hóa bằng các đảo giao thông ở tầng 1 để đi các hướng đường Ngô Gia Tự, đường Thiên Lôi, đường 353 và đường Lạch Tray. Lắp đặt đồng bộ hệ thống chiếu sáng, chiếu sáng mỹ thuật, biển báo hiệu đường thủy, đường bộ. Xây dựng công viên cảnh quan hai đầu cầu.
Tổng mức đầu tư 2.265.197.934.000 đồng (chi phí xây dựng là 1.102.274.415.000 đồng) theo ngân sách nhà nước và dự kiến đến năm 2022 là hoàn thiện.
Xây dựng mới cầu Rào vĩnh cửu bằng thép, bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu chính dài khoảng 456,5m, rộng 30,5m, bố trí theo sơ đồ: ((33+35,2) + 115 + (35,2+3x33) + 4x33)m, gồm 03 vòm thép và 6 nhịp dẫn bằng dầm bản rỗng, quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp, dải phân cách, dải an toàn, vỉa hè hai bên
Cận cảnh những dấu ấn hùng thiêng lịch sử, những chiếc cọc trên sông Bạch Đằng 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông.
Huyện Thủy Nguyên và ủng hộ của Nhân dân trong công tác bàn giao mặt bằng, vượt qua khó khăn do tình hình dịch bệnh COVID-19, mặt bằng chật hẹp, không có đường giao thông để thi công, địa hình, địa chất phức tạp, điều kiện thời tiết mưa nhiều ...Toàn bộ khối lượng hạng mục thi công, xây lắp đã hoàn thành theo đúng tiến độ, chất lượng, mỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt; quá trình thi công đã đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Công trình tuyến đường vào và Khu Bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên khánh thành và đưa vào sử dụng nhằm bảo tồn, phát huy truyền thống của dân tộc trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Kết nối giao thông giữa các khu di tích dọc theo bờ hữu sông Bạch Đằng, Quốc lộ 10 với khu di tích bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê từng bước thực hiện xây dựng và hoàn thiện đường vành đai phía Bắc huyện Thủy Nguyên từ đường tỉnh 359 tại đầu đập Minh Đức tới đường tỉnh 352 xã Lại Xuân. Phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Thủy Nguyên và thành phố Hải Phòng. Góp phần cải thiện môi trường, cảnh quan, tăng khả năng khai thác cho hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và các dịch vụ khác trên địa bàn.
Trong phạm vi mặt bằng khu bảo tồn tại chỗ, diện tích 225m2, 18 cọc gỗ được mở, xây kè bằng sỏi cuội, chống thấm, ngâm nước bảo vệ cọc gỗ; các cọc còn lại được bảo tồn theo cách lấp đất và phỏng dựng cọc gỗ thay thế lộ thiên phục vụ khách tham quan. Ngoài ra còn có hệ thống sân vườn, thảm cỏ, cây xanh, vườn lim, vườn na, hệ thống chiếu sáng cùng các tiện ích khác như: nhà vệ sinh, nhà bảo vệ…