HSBC: Việt Nam vẫn bền bỉ “đi nước kiệu” với tốc độ tăng trưởng dương hiếm hoi

Diendandoanhnghiep.vn Theo HSBC, trong khi bức tranh kinh tế ASEAN còn khá phức tạp, Việt Nam vẫn đang lặng lẽ bền bỉ "đi nước kiệu" với tốc độ tăng trưởng dương hiếm hoi. Dự kiến, sẽ đạt mức tăng trưởng 8,1% vào năm 2021.

Trong báo cáo mới công bố có tên "Asia Economics: It’s about stamina" (tạm dịch Kinh tế của các nước châu Á: Tất cả là khả năng chịu đựng của mỗi quốc gia), ngân hàng HSBC cho biết, sau một năm khởi đầu khá khó khăn, kinh tế của các nước châu Á đã được hồi phục dần dần. 

HSBC dự báo

HSBC dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực vào năm 2021 tương ứng mức 8,1%. (Ảnh: Quốc Tuấn)

Theo HSBC, nhiều nền kinh tế ghi nhận bức tranh tăng trưởng xám màu. Ở Trung Quốc đại lục, nền kinh tế đã tăng trưởng trở lại trong những tháng gần đây, tuy nhiên khối doanh nghiệp tư nhân còn bị ảnh hưởng nặng và chưa thể hồi phục.

Nhật Bản đã phải hứng chịu một "đòn kép" kinh tế trong năm nay. Đất nước này vốn đã quay cuồng với đợt tăng thuế trước đó nay lại còn bị đại dịch tấn công.

Hàn Quốc đã khéo léo xử lý vụ bùng phát dịch, nhưng sẽ không thoát khỏi tình trạng suy thoái cả năm. Ngược lại, Ấn Độ vẫn đang gặp phải những thách thức lớn khi phải vật lộn ứng phó với tình trạng lây nhiễm bệnh trên diện rộng và hứng chịu tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng.

Trong khi bức tranh kinh tế ASEAN vẫn còn khá phức tạp như ở các nước Philippines, Maylaisia, Thái Lan, Singapore thì Việt Nam vẫn đang lặng lẽ bền bỉ "đi nước kiệu" với tốc độ tăng trưởng dương hiếm hoi trong năm 2020. Dự kiến, Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực vào năm 2021.

Theo đó, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 1,8% trong nửa đầu năm 2020. Kết quả này là nhờ vào những nỗ lực khống chế dịch bệnh một cách chủ động của Chính phủ để không cho số ca nhiễm bệnh tăng lên. Tuy nhiên khi Việt Nam được đặt mục tiêu phục hồi sớm so với những quốc gia khác thì đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần hai vào cuối tháng Bảy đã làm đình trệ quá trình này. Để ứng phó, Chính phủ đã nhanh chóng đặt ra một vài điểm phong tỏa tại một số địa phương và tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Đại diện cho tiêu dùng tư nhân, sự phục hồi hình chữ V của doanh số bán lẻ cũng là bị trì hoãn. Ngoài ra, du lịch trong nước bị gián đoạn, đè nặng lên sự phục hồi của các dịch vụ liên quan.

Điều đáng khích lệ là làn sóng COVID-19 lần hai đã được ngăn chặn thành công chỉ trong vòng một tháng, giúp Việt Nam trở lại lộ trình phục hồi nền kinh tế mặc dù có thể ở tốc độ chậm hơn so với dự đoán ban đầu. Các chỉ số di chuyển tần số cao hiện đang cho thấy hoạt động kinh tế  đang phục hồi mạnh mẽ - lấy lại đà tăng thời kỳ trước dịch. Hơn nữa, tình hình các nước được cải thiện. Hoạt động xuất khẩu tăng hơn 7% trong tháng Bảy và Tám so với cùng kỳ năm ngoái nhờ vào kết quả tăng của những lô hàng máy tính, bù đắp cho sự giảm sút của các mặt hàng dệt may.

Hiện tại Khối Nghiên cứu Kinh tế của HSBC kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 2,6% vào năm 2020 (dự báo trước đây: 3%) đã tính đến tác động âm của làn sóng dịch COVID-19 lần hai. 

“Tuy nhiên, Việt Nam là nền kinh tế ASEAN duy nhất mà chúng tôi tiếp tục dự báo có tăng trưởng khả quan trong năm nay. Đối với năm 2021, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi do công nghệ dẫn đầu và dòng vốn FDI rất kiên định. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 sẽ đạt mức 8,1%”, báo cáo của HSBC nêu rõ, trong khi dự báo trước đây HSBC dành cho Việt Nam năm 2021 là 8,5%.

Trong khi đó, dịch COVID-19 tiếp tục gây áp lực giảm phát lên nền kinh tế. Lạm phát toàn phần điều chỉnh nhẹ từ mức bình quân 4,2% trong nửa đầu năm 2020 xuống còn 3,2% trong tháng Tám - xuống dưới mức trần lạm phát 4% do Ngân hàng Nhà nước đề ra. Cân nhắc giá thực phẩm vẫn tăng, chúng tôi dự đoán lạm phát của năm 2020 sẽ ở mức trung bình 3,4% (dự báo trước đây: 3,3%) vào năm 2020. Do lạm phát đang giảm và chậm hơn dự kiến phục hồi, các chính sách hỗ trợ tiền tệ thêm nữa thật sự rất cần thiết.

Nói chung về các nền kinh tế châu Á, theo HSBC, cần xác định hướng đi dài bởi ngay cả những quốc gia đã khống chế được sự lây lan của dịch bệnh thì việc làm và thu nhập bị mất và khó khăn vẫn còn là rất nhiều.

Chính vì vậy, trong dài hạn, HSBC nhấn mạnh tầm quan trọng việc các quốc gia cần những chính sách hỗ trợ thêm nữa, bao gồm cả chính sách tài khóa và tiền tệ.

"Sau khi tuột dốc vào năm 2020, các hiệu ứng cơ sở mang tính thống kê tại khắp các nước sẽ phẳng hơn. Các nền kinh tế sẽ phải dành cả năm 2021 để lấy lại những gì đã mất. Do đó, sẽ cần rất nhiều sự chịu đựng để rồi cuối cùng chúng ta sẽ tiến đến thời điểm đó một cách chậm rãi và kiên trì", HSBC nhận định thêm. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết HSBC: Việt Nam vẫn bền bỉ “đi nước kiệu” với tốc độ tăng trưởng dương hiếm hoi tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713575920 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713575920 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10