Khoa học và công nghệ (Thái Nguyên): Thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững

KIM DUNG 15/10/2023 15:16

Những năm qua, các nhiệm vụ của ngành KH&CN Thái Nguyên triển khai ngày càng đi vào chiều sâu, có tính ứng dụng cao và là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

DĐDN đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở KH&CN Thái Nguyên về đóng góp ngành KHCN với sự phát triển KT-XH tỉnh thời gian qua.

- Xin ông cho biết những dấu ấn nổi bật ngành KHCN tỉnh Thái Nguyên đạt được trong những năm qua?

Cùng với sự phát triển của nền KHCN cả nước, ngành KHCN Thái Nguyên đã có sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Sở KHCN đã tham mưu cho Bộ KHCN, UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt, triển khai thực hiện hàng trăm đề tài, dự án KHCN các cấp; đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và thúc đẩy phát triển thị trường, doanh nghiệp (DN) KHCN. Toàn tỉnh đã có gần nghìn sáng kiến, trong đó có gần 500 sáng kiến được công nhận.

Ngoài ra, Sở đã hỗ trợ tích cực cho chương trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 trong các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh tới cơ sở, kết hợp tăng cường năng lực ứng dụng CNTT, góp phần hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh.

Nhiều hoạt động KHCN đã hỗ trợ hoạt động sản xuất như: Hướng dẫn, hỗ trợ DN xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn áp dụng; cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực thi hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại cho các DN SXKD. Các nhiệm vụ KHCN thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã bám sát định hướng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Tính đến tháng 3/2023, trên địa bàn tỉnh có 151 văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Sở đã hỗ trợ các địa phương xây dựng và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 05 sản phẩm địa phương; bảo hộ thành công nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại Mỹ, Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc...

- Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển KHCN là một nhiệm vụ đã được Sở ưu tiên thực hiện, thưa ông?

Để đồng hành với các DN, thời gian tới Sở sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhiệm vụ KHCN, tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung vào công nghệ mới, cốt lõi, tạo cơ sở dữ liệu lớn làm nền tảng cho chuyển đổi số, thúc đẩy xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh, qua đó đưa KHCN trở thành động lực, là giải pháp đột phá cho sự phát triển KT-XH trên địa bàn.

 Ông Phạm Quốc Chính –p/Giám đốc Sở KHCN Thái Nguyên tham quan gian hàng trình diễn, giới thiệu công nghệ, sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên tại sự kiện Kết nối công nghệ và ĐMST tháng 9-2023.

Ông Phạm Quốc Chính – Giám đốc Sở KHCN Thái Nguyên tham quan gian hàng trình diễn, giới thiệu công nghệ, sản phẩm của tỉnh Thái Nguyên tại sự kiện Kết nối công nghệ và ĐMST tháng 9-2023.

Khởi nghiệp, ĐMST để tạo nên những tăng trưởng mang tính đột phá. Sở sẽ tiếp tục tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các quy định về hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm phát triển ý tưởng khởi nghiệp. Đồng thời hướng dẫn việc hình thành và phát triển DN (KHCN). Hỗ trợ doanh nghiệp kinh phí ứng dụng KHCN phát triển mô hình trồng cây dược liệu Cát sâm trên đất đồi kém hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên. Xây dựng mô hình trồng và chế biến cây Trà hoa vàng tại tỉnh Thái Nguyên cho Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp xanh… Với quyết tâm “Xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và Vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030”.

- Ông có thể cho biết, chiến lược phát triển KHCN trong giai đoạn tới của tỉnh?

Thái Nguyên xác định: Phát triển công nghệ cao là điều kiện quan trọng để thúc đẩy KT-XH và bền vững theo hướng hiện đại. Theo đó, Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 136/KH-UBND thực hiện Quyết định số 130/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030. Tỉnh đặt mục tiêu sẽ xây dựng và phát triển khoảng 10 (DN) sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục khuyến khích phát triển; Phát triển 5 DN công nghệ cao thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Xây dựng, phát triển hệ sinh thái các DN sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đáp ứng nhu cầu thị trường logistics, kinh tế số và thương mại điện tử.Sở cũng chú trọng đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ cao, tạo điều kiện, hỗ trợ các tổ chức KHCN, DN hợp tác quốc tế phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức nước ngoài có trình độ KHCN tiên tiến.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Định Hóa (Thái Nguyên) khởi sắcp/nơi cội nguồn cách mạng

    Định Hóa (Thái Nguyên) khởi sắc nơi cội nguồn cách mạng

    12:30, 15/10/2023

  • Huyện Phú Lương (Thái Nguyên): Phát triển đồng bộ hạ tầngp/thu hút các nhà đầu tư

    Huyện Phú Lương (Thái Nguyên): Phát triển đồng bộ hạ tầng thu hút các nhà đầu tư

    12:24, 15/10/2023

  • Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

    Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

    12:17, 15/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khoa học và công nghệ (Thái Nguyên): Thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO