Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng chuyển đổi số phát triển như vũ bão. Vậy đâu cơ hội và thách thức cho các startup Việt?
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang từng ngày thay đổi cuộc sống. Việc chuyển đổi số đã trở nên cấp thiết đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trong sự cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển.
Tại Việt Nam, các mô hình chuyển đổi số đang tạo ra những dịch vụ tiện ích cho người dân và xã hội. Tuy nhiên mô hình này cũng đang tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp bởi nó biến đổi căn bản trong mô hình kinh doanh truyền thống.
Tại tọa đàm “chuyển đổi số trong phát triển tổ chức và quản lý chất lượng dịch vụ doanh nghiệp”, TS Bùi Quang Tuyến - chuyên gia cao cấp, Giám đốc học viện Viettel cho rằng, trong thời đại bùng nổ của Internet thì chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ số vào tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp khởi nghiệp, không phân biệt quy mô hay ngành nghề để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 luôn đặt ra cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt thời điểm này là những thách thức mới nhưng để tồn tại, duy trì và phát triển trong thời đại công nghệ thay đổi không ngừng thì các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải có sự thay đổi về nhận thức và tư duy. Nếu chậm chân trong cuộc đua chuyển đổi số, họ có thể nhanh chóng bị đào thải, nhường chỗ cho những cá thể linh hoạt và nhạy bén hơn.
Tuy nhiên, để ứng dụng chuyển đổi số các doanh nghiệp khởi nghiệp cần biết lựa chọn một số dự án nhỏ, dễ làm để thực hiện trước bởi mọi trải nghiệm bao giờ cũng tốn kém về công sức, tiền bạc nếu có thiệt hại thì nó cũng nhẹ nhành hơn. Từ đó các doanh nghiệp khởi nghiệp trải nghiệm thực tế trong việc vận hành công nghệ như thế nào cũng như tạo được niềm tin cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp và có thể triển khai rộng lớn hơn.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam 2020 “Thoát hiểm và bứt tốc trong COVID-19”, ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng Việt Nam cần phải tận dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp Việt phải tiên phong nắm lấy công nghệ tiên tiến để tạo ra giá trị. Và để thành công, doanh nghiệp khởi nghiệp phải tận dụng những giải pháp công nghệ, sáng kiến mới giải quyết vấn đề tồn đọng của doanh nghiệp. "Các nhà hoạch định chính sách cần phải có tầm nhìn để quy tụ các doanh nghiệp, hợp tác với các hãng công nghệ lớn nhất để làm động lực tăng trưởng.
Đối với ngành bán lẻ bà Dương Thanh Tâm, chuyên gia quản trị chiến lược, Phó tổng giám đốc VinCommerce chia sẻ, ngành bán lẻ là ngành rất đa dạng, chuyển đổi số là yêu cầu hiện hữu, hiện nay khách hàng gần như không lựa chọn mua hàng bởi sản phẩm và chính sách bán hàng không còn là vũ khí cạnh tranh.
Ông Hoàng Trung Thiên Vương, Giám đốc Marketing của Base.vn cho biết trọng tâm của chuyển đổi số không nằm ở công nghệ thông minh, mà nằm ở yếu tố chuyển đổi về con người, về tư duy và về văn hóa của một khởi nghiệp doanh nghiệp. Là một trong những công ty công nghệ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nền tảng quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam tôi nhận thấy, việc chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực.
Hiện nay, các startup Việt cũng đã biết tận dụng những ứng công nghệ hàng đầu về phân tích dữ liệu lớn và đang sáng tạo nhanh hơn, mạnh mẽ trong các lĩnh vực như điện thoại di động, quản lý tài chính số và giải trí… nhưng vẫn còn chậm so với thế giới.
Việc chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, nếu đứng ngoài, doanh nghiệp khởi nghiệp sớm muộn sẽ thất bại.