Mỹ là một trong các đối tác thương mại lớn và trong top đầu thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, Mỹ vẫn mới chỉ đứng thứ 11/138 quốc gia, lãnh thổ đầu tư FDI vào nước ta.
Có nhiều lý do khiến FDI Mỹ vào Việt Nam vẫn còn chưa được như kỳ vọng. Tuy nhiên, taị buổi đón tiếp Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước và Phó Tổng thống đã nhất trí tăng cường quan hệ và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, an ninh quốc phòng, khắc phục hậu quả chiến tranh, ứng phó biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ.
Như vậy sau chuyến thăm, sẽ là những bước hợp tác cụ thể, sẽ có nhiều dự án được ký kết. Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy tài trợ sâu hơn nữa, cho các dự án quan trọng, thiết yếu và cả đòn bẩy cho các doanh nghiệp và phát triển kinh tế của Việt Nam.
COVID-19 khiến mọi quốc gia phải định vị chuỗi cung ứng toàn cầu, các tập đoàn đa quốc gia phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đa dạng hóa đầu tư, nhằm tránh sự phụ thuộc vào một quốc gia, một đối tác. Chúng ta có Intel, Coca Cola, Procter & Gamble, Chevron, hay Apple, Google, Dell... đều đã đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh hay qua các doanh nghiệp sản xuất ODM/OEM thuộc chuỗi cung ứng của mình… Danh sách của ông lớn Mỹ đang hiện diện có thể sẽ còn mở rộng hơn.
Chúng ta càng có quyền hy vọng vào điều đó khi Chính phủ Việt Nam ngày càng chú trọng cải thiện chính sách thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm