Lãi suất cho vay mua nhà vẫn ở mức cao; nếu không tiếp tục hạ, thì sẽ khó hấp dẫn được người vay.
>> Lạm phát dự báo thấp, thêm đợt cắt giảm lãi suất điều hành trong quý 3?
Trên thị trường, có một số nhóm nhà băng đang áp dụng lãi suất cho vay mua nhà, trong đó nhóm có mức lãi suất cho vay từ 10%/năm gồm Woori Bank, UOB, Hong Leong Bank hay Vietcombank, Vietinbank, HSBC, Techcombank, VIB, PVcomBank, HDBank, Viet Capital Bank, Techcombank,… Nhóm này lại có một số nhà băng chỉ áp dụng lãi suất 10- 12%/năm trong thời gian đầu (thường là 12 tháng), sau đó thả nổi theo biên độ 4- 4,5%. Mức phí phạt trả trước khá cao, có thể lên tới trên 4%.
Một số ngân hàng cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi rất thấp như MSB, Shinhan, TPBank (từ 4,9%/năm)…, nhưng chỉ ưu đãi trong thời gian rất ngắn. Hết ưu đãi lãi suất cũng sẽ bật lên theo mặt bằng chung.
Nhìn nhận về giá vốn chung trên thị trường, Chuyên gia tài chính Nguyễn Lê Ngọc Hoàn cho rằng đây không hẳn là mức quá cao, nhưng khi lãi suất không ổn định, đặc biệt trong khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu khó khăn, thì vẫn sẽ là mức khó thu hút người vay.
Cần lưu ý rằng, mặc dù tăng trưởng tín dụng cho vay bất động sản vẫn tăng cao và dư nợ cho vay kinh doanh địa ốc khá cao trong nền kinh tế so với các lĩnh vực khác, nhưng “yếu huyệt” của nền kinh tế hiện nay lại cũng nằm trong thị trường bất động sản với mối “dắt dây” nợ và chậm thanh toán trái phiếu. Do đó, nếu không kích hoạt được nguồn tiền thu được từ phía người mua nhà, thì khả năng chậm thanh toán, đắp chiếu của các doanh nghiệp địa ốc vẫn sẽ kéo dài. Điều này đồng nghĩa một phần nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn cũng như xử lý trái phiếu sẽ bị “đóng cứng”.
“Nhìn sang kinh tế Trung Quốc với nguy cơ suy thoái dưới tác động của bất động sản, thị trường suy yếu và nợ địa phương (chủ yếu nợ trái phiếu), nếu các giải pháp kích thích bất động sản và xử lý nợ không đủ liều, hệ lụy cho nền kinh tế sẽ hiện hữu”, ông Hoàn nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm