Hạng sao OCOP thể hiện chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường, cũng như tiềm năng phát triển sản phẩm theo hướng hàng hóa.
Đây là điều kiện cần và đủ để sản phẩm vươn xa trên thị trường, nhất là thị trường quốc tế.
>>Quảng Ninh: Đẩy mạnh tiêu thụ và gia tăng số lượng sản phẩm OCOP
Lào Cai là 1 trong những tỉnh thực hiện chương trình OCOP sớm nhất cả nước, đứng thứ 4 sau Quảng Ninh, Quảng Nam, Bắc Kạn.
Đánh giá về hiệu quả Chương trình, ông Lê Tân Phong, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Lào Cai cho biết, chương trình OCOP đang triển khai rất phù hợp với thực trạng sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới hiện nay của tỉnh. Chương trình OCOP có thể giải quyết được những nút thắt cơ bản của người sản xuất về chất lượng sản phẩm và xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, không chỉ hỗ trợ chủ thể sản xuất phát triển sản phẩm đảm bảo chất lượng mà còn giúp chủ thể sản xuất tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ hơn khi sản phẩm được gắn nhãn hiệu sao OCOP...
Để đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP, thời gian qua Lào Cai đã tăng cường xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm với nhiều hình thức mới gắn với công nghệ số trong việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.
Sau 4 năm Hội đồng đánh giá cấp tỉnh đã tổ chức 09 đợt đánh giá và trình UBND tỉnh Ban hành Quyết định công nhận 123 sản phẩm OCOP của 64 doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình trên địa bàn 54 xã, phường, thị trấn thuộc 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Các sản phẩm thuộc đủ 6 nhóm ngành là thực phẩm 103 sản phẩm, đồ uống 11 sản phẩm, thủ công mỹ nghệ trang trí 03 sản phẩm, vải may mặc 02 sản phẩm, dược liệu 13 sản phẩm và Dịch vụ du lịch và bán hàng 01 sản phẩm, trong đó có 24 sản phẩm 4 sao và 99 sản phẩm 3 sao.
Hầu hết các sản phẩm sau khi được cấp sao OCOP đều có sự phát triển cả về quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khẳng định được vị thế trên thị trường. Trong đó, có nhiều sản phẩm đã vươn ra thị trường thế giới, như: các sản phẩm như chè Bản Liền của HTX Bản Liền đã xuất khẩu vào thị trường các nước Châu Âu; sản phẩm quế ống sáo của HTX Tâm Hợi đã xuất khẩu vào thị trường các nước Châu Âu; sản phẩm mật ong núi đá của cơ sở Cao Văn Chiến đã xuất khẩu vào thị trường Đài Loan; chè của công ty TNHH MTV Mường Hoa đã xuất khẩu vào thị trường Đài Loan, thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu trung gian v.v.
Chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về du lịch như HTX Tả Phìn Xanh, sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, như các nghề truyền thống ở các huyện Bát Xát, Mường Khương, thị xã Sa Pa… Một số sản phẩm OCOP đã khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý, như: gạo nếp Thẩm Dương, gạo Séng Cù, các sản phẩm dược liệu của Công ty TNHH Traphaco, tương ớt Mường Khương, cá hồi (Sa Pa), hồng không hạt Bảo Hà…
Để đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP, thời gian qua Lào Cai đã tăng cường xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm với nhiều hình thức mới gắn với công nghệ số trong việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng như: Phối hợp với Bưu điện tỉnh Lào Cai đưa các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử PostMart, Vỏ Sò; Triển khai hệ thống xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ trong và ngoài tỉnh; Xây dựng các điểm bán hàng OCOP, cập nhật thông tin trên hệ thống xúc tiến thương mại, hệ thống minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử nông sản...
Đặc biệt, tỉnh đã triển khai nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có 32 mô hình liên kết (27 mô hình trồng trọt, 3 mô hình chăn nuôi, 2 mô hình nuôi trồng thủy sản). Quy mô liên kết đạt 17.552 ha với 16.664 hộ dân tham gia. Tổng giá trị liên kết tiêu thụ sản phẩm ước đạt 1.043.754 triệu đồng.
Ông Lê Tân Phong cho biết, sản phẩm OCOP có vai trò quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm nông sản, do thương hiệu OCOP đã lan tỏa và được triển khai thực hiện trên 40 nước ở các khu vực Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ ... và đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của các quốc gia.
Khi nhắc đến sản phẩm OCOP thì người tiêu dùng nước ngoài rất ưa chuộng bởi đây là các sản phẩm đặc sản, truyền thống của các địa phương. Thực tế cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch nhưng các cơ sở sản xuất sản phẩm đạt chứng nhận OCOP vẫn hoạt động tốt, sản phẩm OCOP được nhiều người biết đến và tin dùng. Số lao động làm việc tại cơ sở sản xuất tăng so với trước khi được công nhận. Thu nhập của người lao động được tăng lên khoảng 10%, chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP tăng từ 15-30% so so với trước khi được công nhận sản phẩm OCOP.
Có thể bạn quan tâm