Ngân hàng thuộc nhóm Big 3 có lãnh đạo tuổi Dần đang làm ăn ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Năm Nhâm Dần, ngành ngân hàng có một số tổ chức có lãnh đạo là các doanh nhân tuổi Dần. Nổi bật trong đó là lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG).

Được cởi nút thắt tăng vốn, VietinBank hút mạnh dòng tiền

Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank

Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank. Ảnh: CTG

Ông Trần Minh Bình là Chủ tịch HĐQT của VietinBank. Ông sinh năm 1974 (Giáp Dần), đã gắn bó với ngân hàng hơn 20 năm và trải qua nhiều vị trí khác nhau. Ông được bổ nhiệm giữ "ghế nóng" của ngân hàng trong nhóm Big 3 sau khi ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch tiền nhiệm được điều động, phân công giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Mặc dù ông Trần Minh Bình mới chỉ trải qua vị trí "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT hơn một quý trong nhiệm kỳ song đây cũng là giai đoạn VietinBank có nhiều thay đổi với các kết quả tích cực, bao gồm nhiều nỗ lực, thúc đẩy, triển khai theo kế hoạch, lộ trình từ trước đó; ví dụ được mong đợi nhất vẫn là kế hoạch tăng vốn điều lệ đã triển khai suốt 5 năm qua.

Kết thúc năm 2021, theo công bố của VietinBank, ngân hàng  đạt và vượt các mục tiêu kế hoạch, đặc biệt với các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, CASA (tiền gửi không kỳ hạn) và thu phí dịch vụ.

Tổng tài sản hợp nhất ước đạt 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 14% so với 2020. Dư nợ tín dụng hợp nhất ước đạt 1,14 triệu tỷ đồng, dư nợ tín dụng bình quân tăng 12,3% so với năm 2020. Huy động vốn được cân đối tối ưu với tốc độ tăng trưởng tín dụng, chi phí vốn được tiết giảm mạnh. Nguồn vốn huy động thị trường 1 hợp nhất ước đạt 1,16 triệu tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2020.

Nhờ đầu tư chuyển đổi số và đẩy mạnh dịch vụ tài chính, bên cạnh tăng thu ngoài lãi 20%, nguồn CASA tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Tỷ trọng tiền gửi CASA/ tổng nguồn vốn năm 2021 đạt 20%.

VietinBank đã cải thiện CASA nhờ đầu tư chuyển đổi số và có cả yếu tố hưởng lợi môi trường lãi suất thấp. Ảnh: Tiến Lâm

VietinBank đã cải thiện CASA nhờ đầu tư chuyển đổi số và có cả yếu tố hưởng lợi môi trường lãi suất thấp. Ảnh: Tiến Lâm

Ngân hàng như đề cập, đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ 10,8 nghìn tỷ đồng thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận còn lại sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức tiền mặt các năm 2017 – 2019 vào tháng 7/2021 sau một thời gian dài triển khai phương án tăng vốn và bị “kẹt” bởi cạnh tranh vốn cùng các quy định hệ số an toàn vốn (CAR) khiến khó có thể đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Theo đó, VietinBank đã nâng vốn điều lệ từ 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng, tạo tiền đề nâng cao năng lực tài chính, tạo đà tăng trưởng tới đây.

Tại cuối 2021, lũy kế lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 17.589 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm trước.

CTG lại tăng mạnh sau ngày chốt cổ tức nâng vốn điều lệ

Năm 2022, VietinBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng khoảng 5%-10%; tín dụng tăng khoảng 10%-14%; nguồn vốn huy động tăng 10%-12%; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%; lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, tăng trưởng 10%-20%. Trong mục tiêu này, có thể thấy VietinBank kỳ vọng tín dụng tăng trưởng cao và sát theo kịch bản linh hoạt về tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cũng là 14%, có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

Tuy nhiên, thách thức với VietinBank và Chủ tịch tuổi Dần vẫn còn ở phía trước.

Theo VDSC, sau khi tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, thì phương pháp tăng vốn này chỉ làm tăng vốn điều lệ mà không làm tăng vốn chủ sở hữu nên không tác động đáng kể đến hệ số an toàn vốn (CAR). Việc hạn chế vốn sẽ khiến VietinBank vẫn tiếp tục bị bó trong hẹp dư địa cải thiện tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (hệ số LDR của VietinBank lên tới 82,2%, gần sát giới hạn trên 85% tại cuối quý III/2021) và có thể khiến VietinBank không hoàn toàn rộng đường tăng trưởng tín dụng.

Trong quý IV/2021, VietinBank đã tiếp tục triển khai kế hoạch phát hành trái phiếu quy mô lớn để giải quyết bài vốn cho thấy đây có thể vẫn tiếp tục là áp lực của ngân hàng ở 2022, khi ngân hàng phải đẩy tốc độ tăng vốn, đáp ứng cơ sở cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao như ở thời kỳ trước khi ngân hàng bị "trói tay" bởi CAR. Cho đến nay, VietinBank vẫn chưa được công nhận đạt chuẩn Basel II mặc dù ngân hàng đã chính thức có văn bản báo cáo NHNN về việc áp dụng Thông tư 41 (Basel II theo phương thức cơ bản) kể từ ngày 1/1/2021.

Bên cạnh đó, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng đạt gần sát mục tiêu 180% (171%), nợ xấu 1,3% song vẫn cao hơn mục tiêu dự kiến giảm 1%-1,2% mà ông Lê Đức Thọ đặt ra trước đó, nợ xấu của VietinBank tuy hiện tại là “khá đẹp”, lại vẫn có rủi ro tiềm ẩn do ẩn số hệ lụy từ COVID-19 (như ẩn số nợ xấu chung do diễn biến COVID-19 với các ngân hàng), cũng như dư nợ vay gắn với một số tập đoàn vốn lớn. Dù vậy, sự thận trọng của VietinBank thể hiện qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu khá cao, tuy chưa thể so với Vietcombank (hơn 424%), cũng cho thấy tâm thế sẵn sàng để ứng phó nợ xấu.

Đáng chú ý là mặc dù VietinBank xem CASA như điểm sáng tích cực của ngân hàng năm qua, nhưng so với các tổ chức Top CASA như Techcombank, Vietcombank, MSB, MBB… thì 20% vẫn là khá thấp và chi phí vốn vẫn sẽ là vấn đề của CTG; chưa kể, nếu trong trường hợp lãi suất điều chỉnh và không còn được hưởng lợi thế từ môi trường lãi suất thấp, CASA của VietinBank vốn đang tiệm cận mức bình quân ngành cũng có thể bị suy giảm. Theo đó, đây cũng sẽ là yếu điểm trong cạnh tranh tiếp cận khách hàng, đặc biệt trong định hướng phát triển bán lẻ của VietinBank so với các nhà băng khác.

Điểm sáng rất đáng để nhà đầu tư mong đợi ở VietinBank là ngân hàng đã kích hoạt hợp đồng bancassurance 16 năm với Manulife từ 2022. VietinBank đang có lợi thế lớn về quy mô hệ thống, mạng lưới chi nhanh phòng giao dịch và data khách hàng với 14 triệu khách hàng, mạng lưới hơn 155 chi nhánh và 1.000 phòng giao dịch. Kích hoạch kênh bán bancassurance, VietinBank đã xác định sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phân phối qua mạng lưới sẽ là một trong những chiến lược phát triển và sản phẩm tập trung để đẩy mạnh trong thời gian tới.

Theo dự báo của nhiều tổ chức, Nhâm Dần 2022 vẫn sẽ là năm nhiều cơ hội cho các ngân hàng tham gia kênh bancassurance, dù đây đang là thị trường cạnh tranh khốc liệt và những ngân hàng vào sau, nếu không có động lực hay "đòn bẩy" nào khác, rất khó bứt phá "đua" chiếm thị phần. Theo Chỉ thị 01/2022 mà NHNN ban hành đầu năm, việc ngân hàng bán bảo hiểm cũng được dự báo sẽ siết chặt theo quy định pháp luật, khó có chuyện ngân hàng "chèo kéo" người mua bảo hiểm bằng mọi giá, do đó, điều kiện cho sự bùng nổ doanh thu của VietinBank từ hợp tác chiến lược này phải đến từ chất lượng dịch vụ, tư vấn, và sản phẩm được thiết kế trúng nhu cầu, lợi ích cho người mua.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ngân hàng thuộc nhóm Big 3 có lãnh đạo tuổi Dần đang làm ăn ra sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714083066 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714083066 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10