Ngành nông nghiệp kiên định mục tiêu xuất khẩu 54 tỷ USD

THY HẰNG 29/09/2023 20:36

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, năm 2023, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0 - 3,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 53 - 54 tỷ USD.

>>>“Cầu nối” hoàn thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, năm 2023, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0 - 3,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 53 - 54 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, năm 2023, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0 - 3,5%.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, năm 2023, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0 - 3,5%.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 9 tháng, tăng trưởng của ngành nông nghiệp ước đạt 3,66% so với cùng kỳ.

Giá trị xuất khẩu nông sản đạt gần 38,5 tỉ USD, nhiều mặt hàng nông sản tăng trưởng vượt bậc, đóng góp lớn trong xuất khẩu là rau quả đạt 4,2 tỉ USD, tăng 71,8%; gạo đạt 3,66 tỉ USD, tăng 40,4%; hạt điều 2,61 tỉ USD, tăng 14%...

"Đây là con số rất ấn tượng, cho thấy được sự nỗ lực của toàn ngành trong thời gian qua trước bối cảnh có nhiều khó khăn", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết chi tiết, trong 9 tháng, ngành nông nghiệp đạt tăng trưởng cao trên nhiều lĩnh vực như: Trồng trọt tăng 2,6%, cao trong nhiều năm trở lại đây, ngành chăn nuôi tăng 5,1%, lâm nghiệp tăng 3,2% và thủy sản tăng 3,6%.

Cùng với đó, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp trong 9 tháng cũng đạt cao, khoảng 1,1 triệu tỷ đồng. Ngành bảo đảm an ninh lương thực, thị trường xuất khẩu có tín hiệu tốt, nhất là trong tháng 9, xuất khẩu gỗ đã tăng trở lại, ngành thủy sản chỉ giảm nhẹ.

Tính chung tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 9 tháng đạt 68,92 tỷ USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu 8,04 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 9 tháng, do giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm sâu nên tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 38,48 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nhóm thuỷ sản 6,64 tỷ USD, giảm 21,7%; lâm sản 10,44 tỷ USD, giảm 20,6%. Riêng nhóm nông sản và chăn nuôi có giá trị tăng, nông sản 19,54 tỷ USD, tăng 16,7% (đóng góp bởi giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả 4,2 tỷ USD, tăng 71,8%; gạo 3,66 tỷ USD, tăng 40,4%; hạt điều 2,61 tỷ USD, tăng 14,3%; cà phê 3,16 tỷ USD, tăng 1,9%) và sản phẩm chăn nuôi ước đạt 369 triệu USD, tăng 26,4%.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, với kết quả xuất khẩu nói trên, trong 3 tháng còn lại của năm, nếu mỗi tháng ngành nông nghiệp xuất khẩu đạt 5 tỷ USD thì cả năm sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu khoảng 54 tỷ USD, đúng mức Thủ tướng Chính phủ giao.

>>>Nhiều tín hiệu tích cực, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt hơn 38 tỷ USD

Đề cập các giải pháp mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện trong quý IV, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, sẽ chỉ đạo Cục Trồng trọt theo dõi sát tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp,  đặc biệt lưu ý đảm bảo nguồn nước cho sản xuất lúa tại các tỉnh Bắc Trung bộ và tăng cường công tác bảo vệ thực vật. 

sau 9 tháng, tăng trưởng của ngành nông nghiệp ước đạt 3,66% so với cùng kỳ.p/Giá trị xuất khẩu nông sản đạt gần 38,5 tỉ USD, nhiều mặt hàng nông sản tăng trưởng vượt bậc.

Sau 9 tháng giá trị xuất khẩu nông sản đạt gần 38,5 tỉ USD, nhiều mặt hàng nông sản tăng trưởng vượt bậc.

Đối với chăn nuôi, tăng cường chỉ đạo, kiểm tra tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm; tăng cường chỉ đạo nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAP, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, kinh tế tuần hoàn... trên các đối tượng vật nuôi.

Ngành thủy sản tập trung kiểm soát các hành vi nghiêm trọng về khai thác IUU, ngặn chặn tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam khai thác trái phép vùng biển nước ngoài. Chuẩn bị nội dung để tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu trong tháng 10/2023.

Đề cập nhiệm vụ phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ nông sản thời gian tới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết Bộ sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, liên minh kinh tế Á - Âu... Tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới.

Về thị trường trong nước, sẽ theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ. Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng phương án chuẩn bị hàng hóa, đảm bảo nguồn cung phục vụ nhu cầu trong nước các dịp lễ cuối năm.

Có thể bạn quan tâm

  • CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP AN TOÀN: Cần thay đổi tư duy liên kết sản xuất kinh doanh

    10:43, 29/09/2023

  • CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP AN TOÀN: Liên kết hợp tác cần tuân thủ 4 nguyên tắc

    10:21, 29/09/2023

  • Phát triển chuỗi cung ứng nông nghiệp an toàn

    09:11, 29/09/2023

  • CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG NGHIỆP AN TOÀN: Nỗ lực tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu

    09:01, 29/09/2023

  • “Cầu nối” hoàn thiện chuỗi cung ứng nông nghiệp

    09:00, 29/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ngành nông nghiệp kiên định mục tiêu xuất khẩu 54 tỷ USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO