Nông nghiệp đang thành “bà mối” cho các đại gia

Ninh Kiều 22/08/2018 15:12

Thông tin Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản muốn nắm giữ 11% vốn điều lệ của The PAN Group đã cho thấy ngành nông nghiệp đang dần tăng sức hút.

Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (The PAN Group) đã chính thức gửi các tài liệu xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần riêng lẻ cho Tập đoàn Sojitz của Nhật Bản. Theo thông báo của The PAN Group, công ty này sẽ chào bán tối đa hơn 14,86 triệu cổ phần phổ thông, tương đương hơn 148,6 tỷ đồng tương đương 11% vốn điều lệ của công ty.

p/Dự kiến trong năm 2018, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của The PAN Group đạt lần lượt là 8.786 tỷ đồng và 538 tỷ đồng. (Ảnh: Gian hàng của The PAN Group tham gia Vietnam FoodExpo 2017)

Dự kiến trong năm 2018, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của The PAN Group đạt lần lượt là 8.786 tỷ đồng và 538 tỷ đồng. (Ảnh: Gian hàng của The PAN Group tham gia Vietnam FoodExpo 2017)

Như những “bản tình ca”

Nếu như được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận ủy quyền, HĐQT của The PAN Group sẽ quyết định chào bán cổ phần cho Sojitz ”trên cơ sở đàm phán với nhà đầu tư, khả năng hỗ trợ của nhà đầu tư và tình hình thị trường… nhưng không thấp hơn 55.000 đồng/cổ phần”.

Như vậy, nếu nắm giữ thành công 11% vốn điều lệ của The PAN Group, Sojitz sẽ tiếp tục mở rộng được mạng lưới đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam hơn nữa. Tất nhiên, mối lương duyên giữa hai bên sẽ vẫn phải chờ trải qua quá trình đàm phán và những thủ tục mua bán cuối cùng. Mặc dù vậy thương vụ này đang được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Trong khi Sojitz có thể thâm nhập sâu hơn vào mạng lưới các công ty nông nghiệp mà The PAN Group đang nắm giữ cổ phần và mạng lưới này có thể còn mở rộng hơn nữa qua các thương vụ M&A, thì The PAN Group lại có thể tận dụng được lợi thế của Sojitz để mở rộng đầu tư và xuất khẩu nông sản ra thị trường nước ngoài.
“Việc phát hành riêng lẻ được kỳ vọng sẽ giúp The PAN Group có thêm cổ đông chiến lược để phát triển, đồng thời cũng có thêm nguồn lực để đầu tư, góp vốn tăng tỷ lệ sở hữu tại các công ty thành viên, thực hiện các dự án M&A trong lĩnh vực nông nghiệp, nguyên liệu và thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm đóng gói, đồ uống…” bản thông báo của công ty nêu rõ.

Trước khi The PAN Group công bố thông tin nói trên, một thương vụ đình đám khác trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam cũng đã diễn ra giữa Tập đoàn THACO và Hoàng Anh Gia Lai.

Cụ thể, THACO đã chính thức bỏ ra gần 8.000 tỷ đồng để sở hữu 35% Công ty Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai và 51% Hoàng Anh Gia Lai Land. Đây chỉ là số tiền mua cổ phần để nắm quyền sở hữu, còn muốn Hoàng Anh Gia Lai phát triển nhanh và bền vững, có lợi nhuận tốt cho những năm sau, THACO sẽ tiếp tục hợp tác bỏ ra khoảng 12.000 tỷ đồng để cơ cấu lại các khoản nợ vay đến hạn, đầu tư vào việc chăm sóc diện tích trồng cây ăn trái hiện có, phát triển mở rộng diện tích trồng cây ăn trái mới và giai đoạn 2 dự án Myanmar. Như vậy, tổng số tiền THACO góp vào sẽ lên đến gần 20.000 tỷ đồng tương đương 900 triệu USD - có thể nói là một trong những thương vụ lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay đối với 2 doanh nghiệp trong nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Ký kết hợp tác liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

    15:45, 23/08/2018

  • Thủ tướng: Tây Ninh có thể trở thành hình mẫu làm giàu từ nông nghiệp

    14:17, 21/08/2018

  • Sản xuất nông nghiệp Việt Nam lớn nhưng rất bấp bênh

    18:03, 18/08/2018

  • 5% ngân sách hỗ trợ dự án đầu tư nông nghiệp - cú hích chưa đủ tầm?

    06:13, 11/08/2018

  • Nông nghiệp là bàn đạp để mở rộng hợp tác kinh doanh Việt Nam – Guinea Bissau

    17:00, 08/08/2018

  • Doanh nghiệp Việt Nam - Guine Bissau: Lấy nông nghiệp làm cầu nối

    11:00, 07/08/2018

  • Hoàn thiện hạ tầng cho thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

    06:30, 07/08/2018

“Lách qua khe cửa hẹp”

Trong nhiều năm qua, nông nghiệp vẫn được xem là một lĩnh vực rủi ro và kém hấp dẫn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT The PAN Group tại Đại hội đồng cổ đông của tập đoàn tổ chức cuối tháng 4 vừa qua cho rằng: “Thị trường trên 93 triệu dân luôn đủ chỗ và tiềm năng cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn tham gia, chưa kể việc xuất khẩu.

Thực tế hoạt động kinh doanh của The PAN Group cũng đang chứng minh nông nghiệp là lĩnh vực có thể mang về lợi nhuận tốt. Dự kiến trong năm 2018, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của The PAN Group đạt lần lượt là 8.786 tỷ đồng và 538 tỷ đồng. Sau 2 năm nữa, lợi nhuận dự kiến sẽ tăng gấp 4 lần thông qua các thương vụ mở rộng đầu tư M&A. Đó có lẽ cũng là viễn cảnh mà tập đoàn Sojitz đã nhìn thấy.

Còn với THACO, tại lễ ký kết hợp tác với Hoàng Anh Gia Lai, ông Trần Bá Dương – Chủ tịch HĐQT THACO, kể rằng ông quyết định đầu tư Hoàng Anh Gia Lai vì ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch của Hoàng Anh Gia Lai – đã “nhờ giúp đỡ những khó khăn ông đang gặp phải là: thiếu vốn để gia tăng diện tích cây ăn trái và thanh toán các khoản nợ đến hạn”.

Nhưng cái ông nhìn thấy khi đi thăm những rừng cao su bạt ngàn và nông trường cây ăn trái rộng lớn có lẽ không chỉ là trách nhiệm giúp đỡ, mà còn cả tiềm năng sinh lời rất lớn. Vì với một doanh nhân, chuyện hợp tác kinh tế không chỉ đơn thuần là giúp đỡ mà sau đó luôn là lợi ích thu lại được là gì.

Trông 3 năm qua, lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là mảng cây ăn trái chính là chiếc phao cứu Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi bờ vực phá sản, đưa tập đoàn này từ cảnh thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng tới mức có lãi. Năm 2017, Hoàng Anh Gia Lai đã ghi nhận hơn 1.300 tỷ đồng doanh thu từ cây ăn trái, và lợi nhuận là hơn 70 tỷ đồng, con số đáng khích lệ so với những khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng cách đó hai năm.

Nếu ông Trần Bá Dương có thể tái cơ cấu lại Hoàng Anh Gia Lai tốt và đưa tập đoàn này phát triển, thì khoản lợi nhuận từ đầu tư nông nghiệp mang lại cho THACO cũng không phải là nhỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nông nghiệp đang thành “bà mối” cho các đại gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO