Du lịch golf Việt Nam có quá nhiều lợi thế để phát triển nhưng hiện nay việc khai thác còn nhiều hạn chế.
>>Ana Mandara Cam Ranh nhận nhiều đề cử tại các giải thưởng du lịch danh giá hàng đầu thế giới
Du lịch golf là một điển hình, hướng đến phân khúc khách du lịch trung và cao cấp. Trong khi đó, Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch này. Theo nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam có đầy đủ tiềm năng và cơ hội để trở thành “Thiên đường golf của Châu Á”.
Năm 2021, theo kết quả công bố của World Golf Awards, giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực golf trên thế giới, thuộc hệ thống giải thưởng World Travel Awards, Việt Nam được công nhận là Điểm đến Golf tốt nhất thế giới và châu Á.
Bên cạnh lợi thế về thiên nhiên ưu đãi với địa lý và khí hậu thuận lợi cho phép khách du lịch golf hoạt động quanh năm, thì Việt Nam lại là một trong những quốc gia có được sự phát triển golf nhanh và đồng bộ trên thế giới.
Hiện nay Việt Nam đã có 80 sân golf 18 hố đi vào hoạt động. Dự kiến đến 2025 con số này sẽ tăng lên là 200 sân. Các sân golf tại Việt Nam có chất lượng tốt, đẳng cấp, đều do những golfer nổi tiếng thế giới thiết kế, có sự khác biệt dựa trên lợi thế về đặc điểm địa hình và các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa để hấp dẫn khách du lịch yêu thích chinh phục nhiều sân golf độc đáo, nhiều thách thức và trải nghiệm khác biệt.
Theo ông Trần Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam, nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển golf với vị trí địa lý và cự ly bay lý tưởng. Việt Nam cũng gần các thị trường golf có mức tăng trưởng cao nhất thế giới và sở hữu nguồn tài nguyên, du lịch thiên nhiên và văn hóa độc đáo, hấp dẫn. Các sân golf của Việt Nam được thiết kế và đầu tư chuyên nghiệp, đặc biệt, khí hậu Việt Nam cho phép khách du lịch golf hoạt động quanh năm.
Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc cho rằng, sản phẩm du lịch golf ở Việt Nam còn hạn chế do lượng sân golf còn ít. Trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thì tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến chơi golf chưa cao. Cụ thể:
Thứ nhất, sự liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và sân golf còn lỏng lẻo, du lịch golf chưa kết nối với các loại hình du lịch khác như MICE, caravan, hiệu quả và chặt chẽ.
Thứ hai, Việt Nam chưa có các giải thưởng chuyên nghiệp, các sân golf chưa liên kết với nhau cũng như chưa có các giải pháp về xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch golf bài bản.
Thứ ba, các chương trình golf tour hiện đang khai thác còn hạn chế, chưa phong phú về nội dung do thị trường golf còn khá mới mẻ, các doanh nghiệp lữ hành trong nước còn thiếu thông tin về thị trường khách. Một số doanh nghiệp lữ hành, du lịch hiện đang khai thác chương trình golf tour còn khá đơn giản, chủ yếu tập trung vào các hoạt động hỗ trợ khách chơi golf.
Từ thực tế đặt ra, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Lê Phúc nhấn mạnh: “Trong tương lai, golf sẽ trở thành một loại hình giải trí toàn cầu với các thị trường mới đang phát triển ở Châu Á, Mỹ La tinh, Trung Đông và Đông Âu. Vì vậy, chủ trương của ngành Du lịch Việt Nam là phát huy những lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch golf theo hướng bền vững, đây được xem là một trong những định hướng phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam những năm tới”.
Theo đó, để phát triển du lịch golf hiệu quả cần có chiến lược lâu dài và mang tính tổng thể chung cho tất cả các doanh nghiệp và cần có sự liên kết để tạo thành một hệ thống, trên cơ sở luôn coi golf là một thế mạnh của du lịch Việt Nam để phát triển.
Cần có lộ trình và kế hoạch phát triển một cách rõ ràng thông qua việc nghiên cứu thị trường để có cái nhìn toàn diện về các sân golf hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam và tăng thêm các dịch vụ chất lượng và cao cấp đi kèm.
Trong các chiến lược đó, chính quyền tạo điều kiện để hỗ trợ các công ty lữ hành bởi họ có vai trò rất quan trọng trong kết nối với hàng không, sân golf, các địa điểm đến, nhà hàng, khách sạn... và kết nối với nhau để mở rộng du lịch golf giữa các địa điểm.
Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng mạnh công nghệ để kết nối thuận tiện nhất về thông tin, giao lưu câu lạc bộ golf, tăng cường quảng bá điểm đến của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Ngoài ra, theo quy định Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2016) và hướng dẫn tại khoản 2 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP, kinh doanh golf là những dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Do đó, khi kết hợp với các doanh nghiệp du lịch, lữ hành thì các tour du lịch kết hợp golf hoặc tour chuyên golf sẽ có mức chi phí khá cao.
Một số chuyên gia có ý kiến rằng, để phát triển sâu rộng môn thể thao golf, cần tạo môi trường golf có chi phí thấp. cần biến golf trở thành môn thể thao phong trào mang lại sức khỏe, trí tuệ cho người Việt. Khi đó chi phí chơi golf sẽ hợp lý hơn, theo đó các sân tập golf hay các thiết bị dụng cụ, dịch vụ golf… sẽ có các mức giá bán phù hợp hơn, không đặt lợi nhuận quá cao để người chơi golf hơn.
Có thể bạn quan tâm
144 golfer tham gia Giải golf Gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin
15:21, 09/03/2023
KN Golf Links Cam Ranh đăng cai tổ chức Asian Tour 2023
15:05, 31/12/2022
Vinpearl Golf Club Championship 2022: Dấu ấn rộn ràng mùa lễ hội
11:36, 30/12/2022
Đạo đức và văn hoá trên sân golf
03:16, 14/12/2022
BRG Golf Hanoi Festival và nỗ lực thúc đẩy du lịch gôn Việt Nam
09:49, 02/12/2022